Tư vấn miễn phí
Giờ làm việc

7:30 AM - 20:30 PM

Hotline tư vấn

0962 678 090

Can thiệp hành vi

Rối loạn hành vi, cảm xúc khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển trí tuệ, thể chất và tâm lý. Trên toàn thế giới hiện nay, khoảng 20% thanh thiếu niên mắc phải các rối loạn về hành vi và cảm xúc cần phải được can thiệp.

Can thiệp hòa nhập Mion Kids với một đội ngũ chuyên gia tâm lý hàng đầu trong lĩnh vực trị liệu và can thiệp rối loạn hành vi, cảm xúc ở trẻ em. Với sự kết hợp của các chuyên gia có kinh nghiệm và kiến thức sâu sắc về tâm lý học phát triển, tâm lý học trẻ em và hành vi học, Mion Kids cam kết cung cấp các phương pháp can thiệp tối ưu và cá nhân hóa cho mỗi trẻ và hỗ trợ gia đình để xây dựng một kế hoạch can thiệp toàn diện và hiệu quả.

 Nỗi lo của phụ huynh khi con bị tăng động giảm chú ý
Phụ huynh khi có con gặp vấn đề tăng động giảm chú ý là một trải nghiệm khó khăn và căng thẳng. Đối mặt với các biểu hiện như sự bất ổn, khó khăn trong việc tập...
 Phát hiện sớm tăng động giảm chú ý ở trẻ
Phát hiện sớm các vấn đề tăng động giảm chú ý ở trẻ là bước quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển và trị liệu hiệu quả cho các em. Việc nhận biết sớm giúp...
 Rối loạn tăng động, giảm chú ý ở trẻ em (ADHD)
Bài viết này sẽ giới thiệu về rối loạn tăng động giảm chú ý ADHD, bao gồm định nghĩa, triệu chứng, và những phương pháp can thiệp hiệu quả để giúp trẻ vượt qua...
 Rối loạn lo âu ở trẻ em và vị thành niên
Bài viết này sẽ tập trung vào sự hiểu biết về rối loạn lo âu ở trẻ em, đi sâu vào các triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp can thiệp chuyên nghiệp, nhằm tạo...
 Rối loạn hoảng sợ ở trẻ em và vị thành niên
Bài viết này sẽ giới thiệu về rối loạn hoảng sợ ở trẻ em và vị thành niên, bao gồm các triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp can thiệp hiệu quả để cha mẹ và n...
 Hội chứng ám ảnh sợ xã hội ở trẻ em
Hội chứng ám ảnh sợ xã hội ở trẻ nhỏ, hay còn gọi là hội chứng lo âu xã hội ở trẻ em, là một loại rối loạn tâm lý mà trẻ em trải qua khi họ có sự lo âu hoặc sợ...

Hành vi thách thức của trẻ được xem là một phần của quá trình phát triển tâm sinh lý. Nó là kết quả của các loại cảm xúc mạnh, trẻ thể hiện ra ngoài bằng hành động tức giận, hung hăng là vì đó là cách duy nhất mà trẻ biết. Thế nên, chỉ nên chẩn đoán là rối loạn hành vi khi nó gây rối nghiêm trọng, dai dẳng và vượt ra ngoài tiêu chuẩn của các giai đoạn phát triển của trẻ.

Theo the U.S. Department of Health and Human Services (Bộ Y tế và Dịch vụ Con người Hoa Kỳ), rối loạn hành vi ở trẻ em được mô tả là những hành vi bất thường, bị rối loạn. Là một tình trạng khiến trẻ thể hiện các hành vi không phù hợp hoặc khó kiểm soát. Những hành vi bị rối loạn ấy xảy ra ở trẻ em và kéo dài ít nhất 6 tháng. Đồng thời gây ra các vấn đề ở gia đình, nhà trường cũng như các hoàn cảnh xã hội nhất định.

Có ba loại rối loạn hành vi thường gặp nhất ở trẻ em đó là rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), rối loạn thách thức chống đối (ODD) và rối loạn cư xử (CD)

Rối loạn hành vi ở trẻ em khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển trí tuệ, thể chất và tâm lý. Trên toàn thế giới hiện nay, khoảng 20% thanh thiếu niên mắc phải các rối loạn về hành vi và cảm xúc cần phải được điều trị, can thiệp

Ở những trường hợp này tất cả biện pháp trừng phạt với trẻ đều là vô nghĩa, không ít bố mẹ cho rằng biểu hiện bệnh do tâm lý của trẻ đang lớn dần nhưng thực tế bệnh nghiệm trọng hơn vậy và cần phải được điều trị sớm để tránh những hậu quả nghiêm trọng. 

Để điều trị rối loạn hành vi ở trẻ thành công thì nên phát hiện các bất thường hành vi của trẻ càng sớm càng tốt. Bước đầu tiên là sự đánh giá toàn diện từ chuyên gia sức khỏe tâm thần, chuyên gia tâm lý để chẩn đoán đúng. Sau đó nhà trị liệu, chuyên gia can thiệp sẽ phương pháp can thiệp cho trẻ phù hợp với tưng hoàn cảnh của trẻ và gia đình

Hiểu rõ về rối loạn hành vi ở trẻ

Rối loạn hành vi ở trẻ em khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển trí tuệ, thể chất và tâm lý. Vì thế, căn bệnh này có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và sức khỏe của trẻ. Vì vậy, ba mẹ cần hiểu rõ về rối loạn hành vi ở trẻ em là gì, cách nhận biết các biểu hiện, để phát hiện và điều trị, can thiệp kịp thời cho con. 

1. Rối loạn hành vi ở trẻ em là gì?

Rối loạn hành vi ( viết tắt là CD - Conduct Disorder) là “một dạng hành vi gây rối ở trẻ em kéo dài ít nhất 6 tháng và gây ra các biểu hiện bốc đồng ở trường, ở nhà và trong các tình huống xã hội”. Điều này khác với những hành vi thách thức mà trẻ đôi khi thể hiện. Hầu như tất cả trẻ em hành động theo những cách hung hăng, tức giận hay thách thức vào một lúc nào đó.

Những hành vi thách thức của trẻ là một phần của quá trình phát triển tâm sinh lý của trẻ. Chúng thường là kết quả của những cảm xúc mạnh mà đứa trẻ đang thể hiện theo cách duy nhất mà chúng biết. Vì vậy, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe chỉ chẩn đoán rối loạn hành vi khi các hành vi gây rối là nghiêm trọng, dai dẳng và nằm ngoài tiêu chuẩn đối với giai đoạn phát triển của trẻ.

Rối loạn hành vi cũng khác với rối loạn phổ tự kỷ (ASD) - một thuật ngữ chung để chỉ các tình trạng phát triển thần kinh ảnh hưởng đến cách một số trẻ giao tiếp, xã hội và xử lý các kích thích cảm giác. ASD có thể gây ra các hành vi ở trẻ em mà người chăm sóc thấy bất thường hay khó khăn, nhưng đây là kết quả của cách chúng trải nghiệm thế giới.

2. Nguyên nhân gây ra rối loạn hành vi ở trẻ

Thực tế vẫn chưa thể xác định nguyên nhân cụ thể gây rối loạn hành vi ở trẻ. Trong một số trường hợp rối loạn hành vi có thể xuất phát từ:

  • Trẻ rối loạn hành vi nguyên nhân có thể do các yếu tố sinh học như di truyền, các rối loạn chuyển hóa.
  • Ngoài ra rối loạn có thể xuất hiện do sự thay đổi của cấu trúc não và mức độ dẫn truyền xung thần kinh ở trẻ. 
  • Trẻ sinh non, nhẹ cân khi sinh có nguy cơ bị rối loạn hành vi cao hơn những đứa trẻ khác.
  • Trẻ đã từng trải bị các chấn thương não và tổn thương hệ thần kinh trung ương,...
  • Giới tính cũng là một trong những yếu tố có thể gây ra rối loạn hành. Trẻ giới tính nam thương có nguy cơ bị rối loạn cao hơn nữ.
  • Do các yếu tố từ môi trường tác động như hoàn cảnh gia đình khó khăn, thiếu sự chăm sóc và quan tâm của bố mẹ, trẻ sống trong gia đình bạo lực, trẻ bị lạm dụng, gặp biến cố lớn,...

3. Biểu hiện của trẻ mắc chứng rối loạn hành vi

Đặc điểm chung của trẻ rối loạn cảm xúc và hành vi là rất khó kiểm soát cảm xúc và hành vi của bản thân dẫn đến những hành động tiêu cực, bất thường, đi ngược lại với nguyên tắc chung của xã hội. Trẻ sẽ bộc phát triệu chứng, hành vi theo bản năng, không lường được hậu quả cũng như quan tâm tới cảm xúc của người xung quanh.

Cụ thể, một số biểu hiện cảm xúc và hành vi của trẻ khi mắc chứng này như sau:

  • Cư xử hung hãn với bạn bè, những trẻ nhỏ tuổi hơn hoặc kể cả với bố mẹ, ông bà, những người thân xung quanh và không nhận thức được hành vi này là không tốt.
  • Nhiều trẻ rối loạn cảm xúc và hành vi còn có tình trạng cư xử hung hãn quá mức với cả đồ vật hay con vật.
  • Hay nói dối.
  • Hay phá phách, trốn học, cãi lời cha mẹ, thầy cô, làm ngược lại với các nguyên tắc được giáo dục ở nhà hoặc tại trường lớp.
  • Có xu hướng tự cô lập bản thân, thu mình khỏi xã hội.
  • Có hành vi gây hại đến tinh thần, thể chất của những người xung quanh nhưng trẻ không nhận thức được điều ấy.
  • Trẻ tăng động, giảm chú ý.
  • Trẻ có thói quen ăn uống bất thường, có thể chán ăn, không chịu ăn, ăn rất ít mỗi ngày hoặc ăn rất nhiều không thể kiểm saots.
  • Trẻ thực hiện những hành vi tự gây hại đến bản thân, tìm đến thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích khác.
  • Không trò chuyện, chia sẻ, giao tiếp với mọi người.
  • Trẻ gặp khó khăn khi giao tiếp thông thường, tiếp thu thông tin, tính toán hoặc nói ra cảm xúc, suy nghĩ của bản thân.

Trên đây là những hành vi khi trẻ bị rối loạn cảm xúc và hành vi có thể nhận thấy được, những cảm xúc tiêu cực sẽ khó để nhận biết hơn. Trẻ có những rối loạn cảm xúc như: tự ti về bản thân, thấy mình bất tài vô dụng, cảm giác tiêu cực, tuyệt vọng, dễ cáu giận, bồn chồn, khó tập trung,...

4. Mức độ nguy hiểm của rối loạn hành vi ở trẻ em

Nhiều người do không biết, không ý thức được mức độ nguy hiểm của bệnh rối loạn hành vi ở trẻ em là gì nên không quan tâm để giúp trẻ vượt qua được bệnh lý này. Bản thân bệnh rối loạn hành vi không chỉ tác động trực tiếp đến sức khỏe của trẻ mà cũng ảnh hưởng đến những người xung quanh, điển hình như:

  • Có những hành động không suy nghĩ, bộc phát gây hại cho bản thân.
  • Có những hành vi thô bạo ảnh hưởng đến người xung quanh và cộng đồng.
  • Tự cô lập bản thân.
  • Khó thích nghi với môi trường xã hội.
  • Có hành vi gây gổ, chống đối, gặp các vấn đề về pháp luật.

5. Rối loạn hành vi thường gặp ở trẻ em

5.1. Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)

ADHD là một chứng rối loạn gây khó tập trung chú ý. Nó cũng có thể gây ra hiếu động thái quá và bốc đồng. Có ba dạng ADHD, chẩn đoán tùy thuộc vào các triệu chứng mà trẻ thường biểu hiện nhất:

Không chú ý có thể biểu hiện:

  • Cảm thấy khó chú ý
  • Trở nên dễ bị phân tâm
  • Khó tập trung vào các bài tập, đặc biệt là các bài tập dài như đọc
  • Bắt đầu nhiệm vụ nhưng quên hoàn thành chúng
  • Có vẻ như không nghe hướng dẫn hay quên chúng

Hiếu động - bốc đồng có thể biểu hiện:

  • Cảm thấy khó khăn khi đứng yên hoặc ngồi yên một chỗ
  • Bồn chồn rất nhiều bằng cách ngọ ngoạy chân tay hoặc di chuyển liên tục
  • Chạy xung quanh hoặc leo lên mọi thứ trong tình huống không phù hợp
  • Thường xuyên làm gián đoạn cuộc trò chuyện hay trò chơi
  • Không kiên nhẫn hoặc khó khăn trong việc chờ đợi;
  • Gặp khó khăn khi nói chuyện hay chơi yên lặng
  • Kết hợp hiếu động – bốc đồng và giảm chú ý

Các bác sĩ thường chẩn đoán ADHD sau 6 tuổi vì lúc này các triệu chứng có thể rõ ràng hơn khi trẻ bắt đầu đi học và phải cố gắng để học cách yên tĩnh, ít vận động hơn.

5.2. Rối loạn cư xử (CD)

Những trẻ mắc rối loạn cư xử (CD) có xu hướng vi phạm các quy tắc xã hội cơ bản và hay làm phiền người khác. Điều này có thể có tác động quan trọng đến cuộc sống học tập, xã hội và gia đình. Nó có thể phát triển cả trong thời thơ ấu hoặc ở tuổi vị thành niên.

Các triệu chứng của rối loạn cư xử bao gồm:

  • Gây hấn: có thể dẫn đến đánh nhau về thể xác, hành vi bắt nạt hay hành động tàn ác với động vật
  • Có hành vi phá hoại như phóng hoả hay đập phá đồ đạc
  • Thường xuyên nói dối
  • Vi phạm các quy định, nội quy...

Nhiều người trẻ bị rối loạn cư xử gặp khó khăn trong việc giải thích hành vi của người khác. Ví dụ: họ có thể tin rằng một người đang cư xử theo cách thù địch với họ trong khi người đó không như vậy. Điều này dẫn tới sự leo thang về hành vi hung hăng hay bạo lực.

Những người bị CD cũng có thể gặp khó khăn trong việc cảm nhận sự đồng cảm, hoặc có vấn đề khác như lo âu hay sang chấn tâm lý. Nó ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi của họ.

5.3. Rối loạn thách thức chống đối (ODD)

Trẻ em và thanh thiếu niên có rối loạn thách thức chống đối (ODD) biểu hiện một kiểu hành vi thù địch liên tục đối với những người có quyền lực với chúng như cha mẹ, người chăm sóc hay giáo viên. Điều này không giống như rối loạn cư xử, trẻ em mắc chứng ODD có xu hướng vi phạm các quy tắc nhỏ hơn là các quy tắc chính và chuẩn mực xã hội.

Các dấu hiệu tiềm ẩn của ODD bao gồm:

  • Tính khí cáu kỉnh và khó chịu
  • Hành vi tranh luận như liên tục đặt câu hỏi về các quy tắc
  • Tính ngoan cố
  • Hành vi khiêu khích như cố ý làm phiền hay làm phiền người khác
  • Thái độ hằn học hay thù hận

6. Phân loại rối loạn hành vi theo mức độ

6.1. Mức độ nhẹ

Nếu con bạn có triệu chứng nhẹ, có nghĩa là trẻ có rất ít hoặc thậm chí không có các hành vi bất thường để có thể chẩn đoán được. Rối loạn hành vi của trẻ chỉ gây ra những thiệt hại rất nhỏ cho người xung quanh.

Các vấn đề ở mức độ nhẹ thường gặp ở trẻ có hành vi bao gồm nói dối, trốn học và đi chơi qua đêm mà không được sự cho phép của bố mẹ.

6.2. Mức độ vừa

Hành vi của trẻ có thể sẽ gây ảnh hưởng vừa hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến người khác. Những hành vi được coi là rối loạn ở mức độ vừa bao gồm phá hoại và trộm cắp.

6.3. Mức độ nặng

Những hành vi của trẻ sẽ gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho người khác. Ví dụ như cưỡng hiếp, sử dụng vũ khí hoặc bẻ khóa, đột nhập vào nhà người khác.

7. Chẩn đoán rối loạn hành vi ở trẻ em

Để chấn đoán thì việc quan trọng là cần có sự tham vấn của những chuyên gia sức khoẻ tâm thần đối với những đứa trẻ có rối loạn hành vi. Chuyên gia có thể chẩn đoán dựa trên quy trình đánh giá bao gồm: quan sát trẻ, bảng kiểm đánh giá hành vi, bộ câu hỏi tiêu chuẩn, phòng vấn cha mẹ, người chăm sóc hay giáo viên.

Cha mẹ hay người chăm sóc không thể tự chẩn đoán rối loạn hành vi. Việc chẩn đoán ở giai đoạn sớm có vai trò quan trọng trong hiệu quả điều trị.

Nhưng nhiều nhà tâm lý học trẻ em sẽ không chẩn đoán rối loạn hành vi ở trẻ rất nhỏ, đặc biệt là những trẻ ở độ tuổi mẫu giáo trở xuống vì việc phân biệt hành vi bình thường và bất thường ở nhóm tuổi này có thể là một thách thức.

Hơn 80% trẻ mẫu giáo đôi khi có những cơn giận dữ nhẹ. Bởi vì trẻ nhỏ trải qua những thay đổi phát triển rất lớn trong một thời gian ngắn, chúng có thể học cách trưởng thành hơn từ những trở ngại về hành vi diễn ra ltrong khoảng thời gian này.

8. Phương hướng, biện pháp can thiệp với rối loạn hành vi ở trẻ em

8.1. Điều trị y khoa

Để điều trị rối loạn hành vi ở trẻ thành công thì nên điều trị càng sớm càng tốt. Qúa trình điều trị cho trẻ cần phải phù hợp với nhu cầu của từng trẻ và gia đình. Bước đầu tiên là nói chuyện với các bác sĩ để biết thêm về tình trạng của trẻ. Đôi khi, cần có thêm sự đánh giá toàn diện từ chuyên gia sức khỏe tâm thần để chẩn đoán đúng.

Những loại thuốc được dùng để điều trị rối loạn hành vi ở trẻ em thường là:

Thuốc chống tâm thần có tác dụng kiểm soát tạm thời xu hướng bạo lực, hung hăng, và bắt nạt người khác của trẻ.
Thuốc kích thích để làm giảm kích động, ổn định cảm xúc.

Tuy nhiên, điều trị rối loạn hành vi ở trẻ nhỏ không ưu tiên việc dùng thuốc bởi về lâu dài nó dễ ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Bác sĩ chủ yếu ưu tiên điều trị tâm lý để giúp trẻ có được nhận thức đúng đắn.

8.2. Thay đổi môi trường sống

Đảm bảo trẻ được giáo dục trong môi trường lành mạnh, không có các hành vi bạo lực và gây hấn vì môi trường sống ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi của trẻ nên có thể giúp giảm hành vi hung hăng và chống đối xã hội. Môi trường sống của trẻ chính là gia đình, trường học và bạn bè. Cân nhắc chuyển đến môi trường giáo dục phù hợp hơn hoặc theo học tại các trung tâm giáo dục đặc biệt cho trẻ mắc chứng rối loạn hành vi.

Những gia đình có bố mẹ thường xuyên mâu thuẫn xung đột thì bố mẹ cũng cần tham gia trị liệu để điều chỉnh hành vi và cách ứng xử. Ngoài ra, gia đình cũng cần được hướng dẫn, giáo dục về cách dạy dỗ con cái để thay đồi hành vi và suy nghĩ méo mó, sai lệch ở con trẻ. Bố mẹ cần xây dựng mối quan hệ thân thiết với trẻ, chia sẻ, học cách đồng cảm thay vì chỉ trích và đánh đập. Nếu môi trường xung quanh có nhiều tệ nạn xã hội, gia đình nên cân nhắc thay đổi chỗ ở.

8.3. Tâm lý trị liệu, can thiệp

Đây là phương pháp được đánh giá cao, có hiệu quả đáng kể trong điều trị các rối loạn hành vi ở trẻ em, trẻ vị thành niên và người trưởng thành. Tùy theo tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân, nhà trị liệu sẽ lựa chọn các phương pháp trị liệu phù hợp như: liệu pháp gia đình chức năng, trị liệu đa hệ thống.

8.4. Sự hỗ trợ trẻ từ gia đình

Việc quản lý các rối loạn hành vi có thể khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu của trẻ, nhu cầu của gia đình, dạng rối loạn hành vi và mức độ nghiêm trọng rối loạn của trẻ. Các phương pháp tiếp cận có thể có ích bao gồm:

  • Đào tạo về quản lý dành cho cha mẹ: giúp cha mẹ và người chăm sóc quản lý hành vi của con họ, học cách giao tiếp hiệu quả với chúng cũng như cách thiết lập hiệu quả các quy tắc và giới hạn. Đối với trẻ nhỏ, đây thường là cách tiếp cận chính.
  • Liệu pháp cá nhân: điều này có thể giúp trẻ lớn hơn và thanh thiếu niên học các kỹ thuật trong quản lý cảm xúc và ứng phó với các tình huống căng thẳng.
  • Liệu pháp gia đình: điều này có thể giúp các thành viên trong gia đình học cách trò chuyện với nhau về cảm xúc và các vấn đề, đồng thời tìm ra cách giải quyết.
  • Các chương trình xã hội hay tại trường học: các chương trình này giúp trẻ em và thanh thiếu niên học cách liên hệ với bạn bè đồng trang lứa một cách lành mạnh.
  • Hỗ trợ những khó khăn trong học tập hay khuyết tật: hỗ trợ chuyên môn với những khó khăn trong học tập có thể cải thiện sức khỏe của trẻ và giúp trẻ học tốt hơn ở trường.
  • Thuốc: Nếu một đứa trẻ mắc chứng rối loạn đồng thời như ADHD hay tình trạng sức khỏe tâm thần thì thuốc có thể làm giảm các triệu chứng. Nhưng thuốc không chữa khỏi rối loạn hành vi.

Kiên nhẫn, đồng cảm và khuyến khích là điều quan trọng để giúp nâng cao lòng tự trọng. Một phong cách nuôi dạy con cái có thẩm quyền đòi hỏi việc lắng nghe con cái đồng thời thiết lập hợp lý các quy tắc và giới hạn cũng rất có ích.

Điều quan trọng cần lưu ý là các phong cách kiểu trại huấn luyện hay “thương cho roi cho vọt” không hiệu quả đối với các rối loạn hành vi. Trên thực tế, chúng có thể làm tệ đi.

9. Phòng ngừa tình trạng rối loạn hành vi ở trẻ

Xác định được nguyên nhân sẽ giúp bố mẹ có những phương pháp phòng ngừa rối loạn hành vi ở trẻ em một cách đúng đắn. Ngoài nguyên nhân sinh học tự nhiên do di truyền hoặc rối loạn chuyển hóa, thì đa số trường hợp là do gặp chấn thương não và do môi trường ảnh hưởng.

Do vậy, môi trường và gia đình vẫn là yếu tố quan trọng nhất trong việc phòng ngừa các rối loại hành vi. Bên cạnh đó cũng cần có sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội để dạy dỗ, uốn nắn tâm lý, hành vi của trẻ phát triển khỏe mạnh, bình thường.

Can Thiệp Hòa Nhập Mion Kids với một đội ngũ chuyên gia tâm lý hàng đầu trong lĩnh vực trị liệu và can thiệp rối loạn hành vi ở trẻ em. Với sự kết hợp của các chuyên gia có kinh nghiệm và kiến thức sâu sắc về tâm lý học phát triển, tâm lý học trẻ em và hành vi học, Mion Kids cam kết cung cấp các phương pháp can thiệp tối ưu và cá nhân hóa cho mỗi trẻ và hỗ trợ gia đình để xây dựng một kế hoạch can thiệp toàn diện và hiệu quả.