Tư vấn miễn phí
Giờ làm việc

7:30 AM - 20:30 PM

Hotline tư vấn

0962 678 090

Can thiệp ngôn ngữ

Can thiệp hòa nhập Mion Kids chuyên về trị liệu ngôn ngữ, trị liệu tâm lý với các cap thiệp viên ngôn ngữ nổi tiếng đã giúp cho rất nhiều trẻ chậm nói, nói ngọng, nói lắp, trẻ khó khăn trong giao tiếp được tốt nghiệp trong thời gian ngắn, được sự đánh giá tốt và giới thiệu từ nhiều phụ huynh. Mion Kids tìm ra nguyên nhân gốc rễ của chứng rối loạn ngôn ngữ của trẻ. Đưa ra giáo trình can thiệp phù hợp riêng cho từng trường hợp, khơi dậy khả năng phát triển lời nói, kỹ năng giao tiếp bằng cách phát hiện ra các mắt xích yếu trong “ngôi nhà giao tiếp” của trẻ để gia cố và thúc đẩy chúng.

 Những nguyên tắc giúp trẻ học nói
Dạy trẻ tập nói là một công việc rất kỳ công, đòi hỏi người lớn phải kiên trì, dạy trẻ bằng trách nhiệm và tình yêu thương thực sự. Hãy lắng nghe và ghi nhận nh...
 Phương pháp dạy trẻ chậm nói từ chuyên gia
Trẻ chậm nói là vấn đề mà nhiều phụ huynh hết sức phiền muội bởi điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng giao tiếp, biểu đạt cảm xúc của trẻ. Vậy có cách nào...
 Cách dạy trẻ bị rối loạn ngôn ngữ cha mẹ nên áp dụng
Có những phương pháp can thiệp cho trẻ bị rối loạn ngôn ngữ mà cha mẹ có thể áp dụng tại nhà để hỗ trợ cho sự phát triển ngôn ngữ của con mình. Góp phần tích cự...
 Ngăn ngừa tình trạng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ
Rất nhiều các nghiên cứu khoa học đã chia sẻ rằng, để có thể phòng tránh và hạn chế được nguy cơ bị rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em thì cách tốt nhất đó chính là gia...
 Lời khuyên dành cho cha mẹ có trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ
Các cách dạy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ được rất nhiều cha mẹ tìm kiếm để cải thiện cho con. Nếu bạn quan tâm đến chủ đề này, đừng bỏ lỡ nội dung bài viết của...
 Âm ngữ trị liệu là gì? Âm ngữ trị liệu cho trẻ rối loạn ngôn ngữ
Các hành vi bất thường rối loạn ngôn ngữ như phát âm kém, nói ngọng, nói lắp… đều là những biểu hiện thường gặp ở trẻ tự kỷ. Để cải thiện tình trạng này, các nh...

Trẻ em khỏe mạnh thông minh thường phát triển về ngôn ngữ rất nhanh. Nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu trẻ có ngôn ngữ tốt thường có trí tuệ phát triển. Nhưng trên thực tế có những trẻ lại không phát triển ngôn ngữ bình thường theo đúng độ tuổi. Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em đang ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại.

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ là tất cả những vấn đề bất thường liên quan đến ngôn ngữ khiến cho trẻ gặp khó khăn trong việc sử dụng và hiểu ngôn ngữ, cả trong giao tiếp nói và viết. Biểu hiện thường bao gồm việc chậm phát triển ngôn ngữ, gặp khó khăn trong việc phân biệt giữa âm thanh, từ và câu, và có thể không thể tạo ra hoặc hiểu được câu nói có ý nghĩa đầy đủ. Các biểu hiện này có thể ảnh hưởng đến việc học tập, giao tiếp xã hội và tạo ra khó khăn trong cuộc sống hàng ngày của trẻ. Để quản lý chứng rối loạn ngôn ngữ hiệu quả, cần có sự hỗ trợ từ các chuyên gia giáo dục và ngôn ngữ học để xác định và triển khai các phương pháp can thiệp và thực hành phù hợp để giúp trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ một cách hiệu quả.

Các kiến thức tổng quan về rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em đang có dấu hiệu gia tăng trong xã hội khiến cho nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Bởi vì hội chứng rối loạn ở trẻ nếu không được can thiệp sớm sẽ khiến cho trẻ bị ảnh hưởng lớn trong tương lai sau này. Vì vậy bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ đến bố mẹ những thông tin liên quan tới hội chứng rối loạn giao tiếp ở trẻ để bố mẹ hiểu và tìm được cách can thiệp tốt nhất.

1. Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ là gì?

Rối loạn ngôn ngữ hay còn gọi là rối loạn giao tiếp có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau nhưng phổ biến nhất là trẻ em. Những trường hợp mắc phải chứng rối loạn này sẽ gặp nhiều cản trở trong quá trình giao tiếp, tương tác với những người xung quanh.

Trẻ nhỏ sẽ gặp phải các khó khăn trong việc bày tỏ các quan điểm, suy nghĩ, cảm xúc hay mong muốn của bản thân. Tùy vào mỗi trường hợp khác nhau mà các biểu hiện của rối loạn ngôn ngữ cũng có phần đặc trưng riêng biệt.

Có các trường hợp trẻ nhỏ khó có thể diễn đạt cụ thể và rõ ràng bằng ngôn ngữ, kèm theo đó là các rối loạn giọng nói, loạn ngôn, nói lắp, nói ngọng, chậm nói,…Các triệu chứng này thường khởi phát từ khá sớm ở những năm tháng đầu đời và nếu không được can thiệp tích cực sẽ phát triển cho đến khi trưởng thành.

Tuy nhiên, những trẻ bị rối loạn ngôn ngữ vẫn có khả năng tư duy, nhận thức bình thường như bao đứa trẻ khác. Hiểu một cách đơn giản đó chính là tình trạng trẻ gặp phải khó khăn trong việc biểu đạt bằng lời nói, không có khả năng sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt và chính xác nhưng trẻ vẫn có tư duy nhạy bén, thông minh.

Trong thực tế, trẻ rối loạn ngôn ngữ vẫn có khả năng nói và phát ra âm thanh nhưng khó có thể sử dụng đúng từ ngữ để phục vụ tốt cho như cầu giao tiếp hàng ngày. Trẻ thường chỉ dùng được những từ, những câu ngắn, đơn giản để tương tác với những người xung quanh.

2. Phân loại rối loạn ngôn ngữ ở trẻ

Rối loạn ngôn ngữ thường được chia thành 3 dạng cơ bản:

  • Rối loạn ngôn ngữ tiếp thu: Trẻ gặp khó khăn trong việc hiểu ngôn ngữ nói hoặc viết. Các dấu hiệu bao gồm không phản ứng với lời nói hoặc tiếng động, không hiểu mệnh lệnh đơn giản, không thể lặp lại các từ hoặc cụm từ, không hiểu ý nghĩa của các câu hỏi, không thể kể chuyện hoặc miêu tả các sự kiện.
  • Rối loạn ngôn ngữ diễn đạt: Trẻ gặp khó khăn trong việc nói và sử dụng ngôn ngữ. Các dấu hiệu bao gồm nói chậm, nói khó hiểu, thường xuyên sử dụng từ ngữ sai, khó khăn trong việc sử dụng các cấu trúc câu phức tạp hoặc khó khăn trong việc diễn đạt suy nghĩ và cảm xúc.
  • Rối loạn ngôn ngữ giao tiếp: Trẻ gặp khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp. Các dấu hiệu bao gồm không thích giao tiếp với người khác, không thích tham gia các hoạt động xã hội, không thể bắt đầu hoặc duy trì cuộc trò chuyện, khó khăn trong việc hiểu các tín hiệu xã hội.

3. Nguyên nhân gây rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em

Hầu hết những đứa trẻ từ khi mới sinh ra đã có khả năng phát triển ngôn ngữ. Để có thể phục vụ tốt cho quá trình phát triển và tiếp nhận một ngôn ngữ mới thì trẻ phải cần có đủ khả năng nghe, nhìn, hiểu và ghi nhớ. Bên cạnh đó, trẻ nhỏ cũng cần phải đảm bảo tốt khả năng thể chất để có thể hình thành được lời nói.

Thông thường thì những đứa trẻ từ 2 đến 3 tháng tuổi sẽ bắt đầu giao tiếp tốt với bố mẹ, trẻ dần phát ra những âm thanh họng líu lo. Trẻ từ 7 đến 9 tháng tuổi sẽ dần bập bè bắt đầu nói những từ đơn giản như ma ma, ba ba,…Khi bước với khoảng từ 12 đến 15 tháng tuổi thì trẻ sẽ bắt đầu nói được rõ hơn, dùng tốt những từ đơn giản.

Tuy nhiên, dựa vào số liệu thống kê nhận thấy rằng, có từ 3 đến 5% các trường hợp bị rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ, trẻ không có khả năng tiếp thu ngôn ngữ hoặc bày tỏ ngôn ngữ của bản thân, thậm chí có trẻ gặp phải cả hai vấn đề này khi đã lên 4. Theo như đánh giá và nhận định của các bác sĩ chuyên khoa thì tình trạng này thường sẽ xuất phát từ rất nhiều các nguyên nhân khác nhau.

Dưới đây là một số yếu tố thường gặp có thể khiến nhiều trẻ bị rối loạn ngôn ngữ:

3.1. Do các bệnh thực thể

Các bệnh thực thể, điển hình như hở hàm ếch là một trong các lý do thường gặp khiến cho nhiều trẻ em gặp phải khó khăn trong việc dùng và tiếp nhận ngôn ngữ. Những đứa trẻ bị hở hàm ếch thường sẽ có một khe nứt rộng nằm ở phần giữa hai bờ môi, điều này làm cản trở đến việc di chuyển của không khí đi qua phần cổ họng, mũi và miệng.

Bên cạnh đó, tình trạng phanh lưỡi/ thắng lưỡi ngắn hơn so với mức bình thường cũng chính là một trong những lý do gây trở ngại đối với việc cử động của đầu lưỡi, từ đó làm ảnh hưởng khá nghiêm trọng đối với khả năng phát âm của trẻ nhỏ. Hơn thế, một số vấn đề về sức khỏe thần kinh, chẳng hạn như loạn dưỡng cơ, bại não, chấn thương ở não cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến một số cơ cần thiết phục vụ cho việc nói.

3.2. Bệnh lý vận động, xử lý âm thanh

Theo nghiên cứu và số liệu thực tế nhận thấy rằng, nhiều tình trạng bị rối loạn ngôn ngữ ở trẻ là do một số rắc rối hình thành tại các vùng não có nhiệm vụ quan trọng đối với khả năng nói, chẳng hạn như bệnh loạn vận động, tức là tình trạng bị mất phối hợp giữa các động tác trong việc sử dụng lời nói.

Bên cạnh đó, rối loạn ngôn ngữ còn có thể xuất phát từ việc lưỡi, môi, hàm không thực hiện được tốt chức năng tạo ra một số từ ngữ nhất định. Ngoài ra, tình trạng rối loạn xử lý âm thanh hay còn được hiểu đơn giản đó chính là việc mất khả năng hiểu âm thanh được phát ra từ lời nói. Điều này làm cho nhiều trẻ nhỏ bị rối loạn ngôn ngữ, chậm phát triển về ngôn ngữ so với những bạn bè cùng trang lứa.

3.3. Tình trạng chậm phát triển

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ có thể liên quan đến một số vấn đề chậm phát triển khác. Tuy rằng mỗi đứa trẻ sẽ có khả năng phát triển và tốc độ tiếp nhận ngôn ngữ riêng biệt nhưng nếu cha mẹ nhận thấy trẻ có sự phát triển ngôn ngữ hơn so với vận động hoặc nhận thức của trẻ chậm hơn so với các đứa trẻ khác cùng trang lứa thì cũng cần phải quan tâm.

Tình trạng rối loạn ngôn ngữ có liên quan đến quá trình chậm phát triển có khả năng bao gồm việc trẻ nói rất ít hoặc thậm chí là hoàn toàn không nói. Trẻ có thể hiểu được những gì người khác nói và truyền đạt hoặc nhại lại những lời người khác vừa nói nhưng không kèm theo biểu cảm hoặc bất kì ngữ điệu nào.

3.4. Bệnh lý về thính giác, viêm tai giữa

Theo chia sẻ của các chuyên gia thì trẻ nhỏ gặp phải một số vấn đề khó khăn về thính giác cũng có nhiều khả năng dẫn đến tình trạng bị rối loạn ngôn ngữ. Những đứa trẻ bị mất hoặc suy giảm về thính giác sẽ gặp nhiều trở ngại trong việc hiểu ngôn ngữ, lời nói của những người xung quanh, không thể nghe hoặc nghe không rõ những âm thanh, giọng nói phát ra từ bên ngoài.

Đối với các trường hợp này trẻ sẽ bị suy giảm về khả năng hiểu và nắm bắt được những từ ngữ, không thể nói hoặc bắt chước các từ ngữ của người khác hoặc không có khả năng phát âm đúng, nói chuyện trôi chảy như những đứa trẻ khác. Theo đó, các chuyên gia nhận thấy rằng, những đứa trẻ dưới 3 tuổi thường sẽ gặp nhiều vấn đề về viêm tai giữa. Nếu tình trạng bệnh không được sớm phát hiện và có biện pháp khắc phục tốt sẽ gây ảnh hưởng đến ngôn ngữ của trẻ, điển hình là rối loạn ngôn ngữ ở trẻ và nhiều vấn đề sức khỏe khác.

3.5. Khuyết tật trí tuệ, bệnh khó học, bệnh tự kỷ

Hội chứng Fragile hay còn gọi là khuyết tật về sự phát triển và trí tuệ cũng là một trong các nguyên nhân thường gặp làm gia tăng nguy cơ bị rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em. Đối với những đứa trẻ mắc phải hội chứng này thường sẽ có những biểu hiện để nhận biết như khuôn mặt bị kéo dài ra so với bình thường, cằm bị nhô ra ngoài và thường xuyên nói lắp. Ngoài ra, chứng khó học cũng có thể làm cho nhiều đứa trẻ bị rối loạn ngôn ngữ.

Theo giải thích từ các chuyên gia thì do quá trình hoạt động suy yếu và thiếu hiệu quả từ não bộ làm cho trẻ nhỏ gặp phải nhiều cản trở, khó khăn trong quá trình phát ra âm thanh, lời nói, trẻ không có nhiều khả năng để sử dụng ngôn ngữ trong việc giao tiếp.

3.6. Yếu tố môi trường, trẻ sinh non

Ngoài những nguyên nhân kể trên thì tình trạng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ còn có thể xuất phát từ sự thiếu quan tâm, chăm sóc và yêu thương từ phía gia đình, người thân. Nếu trẻ nhỏ ít khi được tiếp xúc với người thân, không được nghe những người xung quanh giao tiếp, trò chuyện thì sẽ rất khó để có thể phát triển tốt về ngôn ngữ.

Bên cạnh đó, những trẻ sinh non sẽ dễ gặp phải nhiều vấn đề về phát triển, trong đó có tình trạng rối loạn ngôn ngữ. Các nhà khoa học còn cho biết thêm, rối loạn ngôn ngữ còn có nhiều khả năng liên quan đến yếu tố di truyền. Trong thực tế, những đứa trẻ mắc phải chứng rối loạn này thường có nhiều khả năng gia đình có những thành viên đã từng bị khiếm khuyết về mặt ngôn ngữ.

4. Dấu hiệu nhận biết trẻ đang bị rối loạn ngôn ngữ

Thông thường, những trẻ bị rối loạn ngôn ngữ sẽ không có quá nhiều các biểu hiện rõ rệt để nhận biết. Chỉ khi các bậc phụ huynh hoặc người thân chú ý quan sát về những biểu hiện hàng ngày của trẻ nhỏ mới có thể dần phát hiện ra những sự bất thường. Một số triệu chứng rối loạn ngôn ngữ thường gặp ở trẻ như:

4.1. Trẻ có giọng nói bất thường

Biểu hiện đầu tiên bố mẹ có thể dễ dàng nhận biết với trẻ là giọng nói của trẻ trầm hơn hoặc cao hơn so với giọng nói hàng ngày của trẻ.

Theo các nhà chuyên môn giọng nói bất thường của con chủ yếu là phụ thuộc vào cách phát âm. Đây là quá trình không khí di chuyển từ phổi qua mối hẹp của dây thanh quản, làm cho dây thanh đới rung lên và phát ra âm thanh.

Vì vậy khi thấy trẻ có giọng nói bất thường khi vừa cất tiếng nói trào đời hoặc đột nhiên thấy trẻ thay đổi giọng nói có thể là một trong những dấu hiệu của trẻ rối loạn ngôn ngữ.

Lưu ý: Không phải bất cứ trẻ nào có giọng nói bất thường cũng là do con rối loạn ngôn ngữ, có thể trẻ mắc một số bệnh thông thường, bố mẹ nên tìm hiểu rõ nguyên nhân khiến giọng nói của con và đưa con tới các cơ sở y tế để được các bác sĩ kiểm tra và đưa ra phương pháp phù hợp với tình trạng của trẻ.

4.2. Trẻ nói lắp

Trẻ nói lắp là biểu hiện dễ dàng có thể nhận biết trẻ mắc chứng rối loạn ngôn ngữ. Đây là tình trạng trẻ thường nói lặp đi lặp lại một từ đơn liên tục hoặc nói chữ cuối cùng của câu liên tục. Trẻ thường kéo dài âm thanh trong giao tiếp nên rất khó nghe được trẻ nói gì.

Ngoài ra, những trẻ mắc chứng rối loạn ngôn ngữ nói lắp thường gặp khó khăn khi xếp các từ thành một câu nói hoàn chỉnh. Vì vậy, trẻ khó có thể truyền đạt suy nghĩ, ý kiến của mình trong quá trình giao tiếp để người đối diện có thể hiểu được hết ý nghĩ của trẻ.

4.3. Trẻ bỏ sót âm vị khi nói

Khi giao tiếp với người khác, trẻ thường bỏ sót âm vị đầu tiên hoặc cuối cùng như từ “ông” thì trẻ nói “ôn”, “mẹ” thì trẻ nói “e”,…Đây cũng là một trong những dấu hiệu trẻ mắc chứng rối loạn ngôn ngữ.

Thực tế nhiều bố mẹ khi thấy con nhỏ nói như vậy cho rằng do trẻ còn bé nên chưa phát âm được chuẩn vì thanh quản của trẻ chưa phát triển lớn và hình thành suy nghĩ khi con lớn lên phát âm sẽ chính xác hơn khi thanh quản của con đã hoàn thiện.

Tuy nhiên đây là một suy nghĩ sai lầm, bỏ sót âm vị khi nói được xác định là một trong những dấu hiệu ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ và không hề liên quan đến dây thanh quản của trẻ.

4.4. Trẻ không phát được những âm cần rung lưỡi

Đối với những âm cần rung lưỡi như r, s thì trẻ không phát âm chuẩn được và có thể phát âm thành một từ ngữ khác. Chẳng hạn như “rung” thì trẻ sẽ nói “lung”, “sách” trẻ sẽ nói là “tách”…

Đây là một trong những dấu hiệu nhận biết trẻ mắc chứng rối loạn ngôn ngữ. Dựa vào biểu hiện này bố mẹ có thể biết được trẻ gặp vấn đề về khả năng giao tiếp. Thông thường bố mẹ đều chủ quan và không để ý nhiều đến biểu hiện này của trẻ để kịp thời đưa con đi kiểm tra.

4.5. Trẻ mắc chứng Apraxia

Theo số liệu ghi nhận được từ các bác sĩ, trẻ rối loạn ngôn ngữ phần lớn mắc chứng Apraxia. Hội chứng này còn có tên gọi khác là mất phối hợp động tác. Đây được coi là một hội chứng riêng chứ không đơn thuần là biểu hiện..

Đây là một hội chứng khiếm khuyết về hệ thần kinh ở não bộ của trẻ, vì khiếm khuyết này nên cơ miệng của trẻ không nhận được những tín hiệu từ não bộ truyền xuống để tạo nên những lời nói, câu nói chính xác. Đây là một trong những hiện tượng của chứng Apraxia liên quan đến vận động cơ miệng của trẻ bị rối loạn.

Bố mẹ có thể nhận biết trẻ mắc hội chứng mất phối hợp động tác qua một số biểu hiện của con như:

  • Khó di chuyển các từ âm, âm tiết
  • Chuyển động bằng hàm, môi
  • Biến dạng nguyên âm
  • Tách âm tiết
  • Nói được từ ngắn

Những biểu hiện này có thể dễ dàng nhận biết khi trẻ mắc chứng Apraxia, đây cũng là những biểu hiện chung thường thấy của rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ.

4.6. Trẻ không nhớ tên gọi mọi thứ xung quanh

Trẻ mắc chứng rối loạn ngôn ngữ thường không nhớ tên của những đồ vật xung quanh như: bàn, ghế, cây, hoa… những con vật như gà, cá, heo,…và thường gọi chung chúng là con đó, cái đó.

Ngoài ra, trẻ thường gọi tên nhầm lẫn các đồ vật, con vật với nhau như “con gà” gọi là “con vịt’, “quả bóng” gọi là “cái gối”,…Do thường xuyên không ghi nhớ được những đồ vật xung quanh nên trẻ thường gọi những đồ vật, con vật bằng những tên tự chế hoặc nghĩ ra từ gì thì gắn đồ vật, con vật ấy với từ đó.

4.7. Trẻ nói chuyện trong vô thức

Một trong những biểu hiện ít biết của trẻ mắc rối loạn ngôn ngữ chính là trẻ thường nói chuyện vô thức, nói những câu không có nghĩa. Đảo lộn vị trí của các từ ngữ, câu lên theo trí nhớ của bản thân.

Ví dụ như “cái cây” trẻ sẽ nói là “cây cái”, “gà con” gọi là “còn ga”,…hoặc đảo vị trí các chữ trong câu như “hôm nay con đi học” trẻ sẽ nói là “hôm nay học con đi”, “nay học hôm đi con”,..

Nhiều bố mẹ cho rằng trẻ làm trò nên không để ý đến biểu hiện này của con nhưng thực chất đây là biểu hiện dễ dàng nhận ra trẻ mắc chứng rối loạn ngôn ngữ nếu như bố mẹ để ý hơn đến trẻ.

4.8. Trẻ không tập trung khi người khác nói chuyện

Theo một số nhà chuyên môn, trẻ mắc rối loạn ngôn ngữ thường không tập trung khi giao tiếp với người khác, đây cũng là một trong những biểu hiện cản trở quá trình trị liệu cho trẻ.

Trẻ thường mất tập trung, đặc biệt trong lúc học và chú tâm vào những thứ xung quanh. Biểu hiện này cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến vấn đề học tập của trẻ và công việc sau này của trẻ.

Trẻ không tập trung thường không có ý chí kiên định, đặc biệt khi quyết định một vấn đề quan trọng, thường bị lung lay bởi ý kiến mọi người xung quanh nên sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội trong cuộc sống.

4.9. Trẻ không hứng thú với việc giao tiếp

Trẻ rối loạn ngôn ngữ thường không thích giao tiếp với những người xung quanh, kể cả đó là bố, mẹ, người thân, bạn bè của trẻ. Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ hạn chế giao tiếp, trong đó có thể khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ của trẻ gặp phải hạn chế.

Bố mẹ có thể cho con tham gia các lớp học kỹ năng mềm về giao tiếp để con cải thiện về khả năng giao tiếp, ngoài ra còn bổ sung cho trẻ những kiến thức bổ ích xung quanh cuộc sống của trẻ.

4.10. Trẻ có khả năng ghi nhớ thấp

Hầu hết những trẻ mắc chứng rối loạn ngôn ngữ đều không có khả năng ghi nhớ cao, dễ quên, kể cả những đồ vật vừa nhìn thấy. Những trẻ này thường gặp khó khăn trong quá trình học tập vì sẽ không thể ghi nhớ quá lâu bài học.

5. Ảnh hưởng của rối loạn ngôn ngữ đối với trẻ

Ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong đời sống và được xem như công cụ chủ chốt trong quá trình giao tiếp, tương tác thông thường giữa người với người. Đây là phương tiện được sử dụng để trao đổi thông tin, bày tỏ quan điểm, cảm xúc, mong muốn của bản thân đối với những người xung quanh. Đồng thời, nó cũng giúp chúng ta hiểu và chia sẻ nhiều hơn với người khác, tạo dựng được các mối quan hệ thân thiết, lành mạnh.

Chính vì thế, đối với các trường hợp rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em sẽ gây nên rất nhiều ảnh hưởng đối với đời sống sinh hoạt hàng ngày và cả sự phát triển tự nhiên trong tương lai của trẻ. Cụ thể một số tác hại nghiêm trọng của rối loạn ngôn ngữ như:

  • Làm cản trở đến khả năng giao tiếp, bày tỏ suy nghĩ, ý muốn của bản thân đối với mọi người xung quanh.
  • Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ cũng sẽ bị hạn chế về việc nghe hiểu được các thông điệp được truyền tải từ bên ngoài.
  • Các sinh hoạt đời sống hàng ngày của trẻ cũng sẽ bị tác động nghiêm trọng. Ví dụ như khi trẻ muốn đói sẽ không thể nói “đói” hoặc không khi ăn một món ăn gì đó, trẻ sẽ khó có thể nhớ được tên gọi,
  • Trẻ không thể đưa ra được một thông điệp bằng lời nói hoàn chỉnh nên cha mẹ không thể đáp ứng tốt về nhu cầu đó một cách nhanh chóng.
  • Rối loạn ngôn ngữ cũng chính là lý do khiến cho nhiều trẻ nhỏ dần trở nên tách biệt và bị cô lập với xã hội. Việc giao tiếp bằng lời nói gặp nhiều khó khăn nên khiến cho trẻ không thể vui chơi, kết nối tốt với những người bên cạnh.
  • Khả năng học tập, tiếp thu của trẻ nhỏ cũng sẽ bị hạn chế rất nhiều nếu các rối loạn về ngôn ngữ không được khắc phục tốt.
  • Tình trạng này kéo dài dai dẳng sẽ là gia tăng nguy cơ phát triển các bệnh lý nguy hiểm hơn, cụ thể như trầm cảm, tự kỷ,…
  • Nhiều trẻ bị rối loạn ngôn ngữ, liên tục sử dụng từ ngữ không phù hợp, sai ngữ cảnh sẽ dễ bị mọi người xung quanh cười cợt, chế giễu, từ đó hình thành sự lo lắng, căng thẳng, tự ti và không muốn nói nữa.

6. Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ có hết không?

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ có hết hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Có những trường hợp tình trạng rối loạn ngôn ngữ của bé được cải thiện đáng kể sau quá trình trị liệu. Do đó, việc phát hiện và điều trị rối loạn ngôn ngữ sớm ở trẻ giúp bé phát triển kỹ năng ngôn ngữ và hòa nhập tốt nhất có thể.

7. Cách khắc phục hiệu quả cho trẻ rối loạn ngôn ngữ

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ được biểu hiện với nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Thông qua quá trình thăm khám, các bác sĩ chuyên sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác để có thể lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp và hiệu quả cho từng trường hợp khác nhau.

Thông thường, các trường hợp trẻ bị rối loạn ngôn ngữ sẽ được ưu tiên áp dụng các biện pháp sau:

7.1. Âm ngữ trị liệu

Âm ngữ trị liệu là phương pháp hiệu quả thường xuyên được áp dụng cho các trường hợp trẻ bị rối loạn ngôn ngữ, trẻ chậm nói hoặc gặp phải các vấn đề khác nhau về khả năng giao tiếp, sử dụng lời nói. Tùy vào độ tuổi, nguyên nhân và mức độ rối loạn ở mỗi trẻ mà cách can thiệp của âm ngữ trị liệu cũng có phần khác nhau, thời gian duy trì cũng tương đối riêng biệt.

Các chuyên gia âm ngữ trị liệu sẽ từng bước tiếp cận và thu hẹp khoảng cách với trẻ nhỏ bằng việc giao tiếp trực tiếp với trẻ. Họ có thể sử dụng sách vở, đồ chơi, hình ảnh hoặc các đồ vật có thể gây hứng thú với trẻ để giúp trẻ dần phát triển khả năng ngôn ngữ của mình.

Bên cạnh đó, trẻ nhỏ cũng có thêm nhiều cơ hội để được tham gia các hoạt động vui chơi lành mạnh. Trong quá trình vui chơi, giải trí, chuyên gia sẽ lồng ghép vào các phương pháp kích thích ngôn ngữ ở trẻ, chủ yếu là thông qua việc thực hành hỏi và trả lời dựa trên các tình huống có liên quan.

Việc can thiệp âm ngữ trị liệu cho trẻ chậm nói, trẻ rối loạn ngôn ngữ cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Theo số liệu thống kê nhận thấy, có đến hơn 70% các trường hợp trẻ nhỏ có thể phát triển ngôn ngữ, giao tiếp linh hoạt hơn khi được áp dụng phương pháp này trước 5 tuổi.

7.2. Tâm lý trị liệu

Như đã chia sẻ, rối loạn ngôn ngữ kéo dài có thể gây ra những cảm xúc tiêu cực đối với trẻ nhỏ. Đặc biệt khi thường xuyên bị bạn bè chọc ghẹo, gia đình cười chê, trách mắng, trẻ sẽ dần trở nên buồn bã, chán nản, thu mình và tự ti về khả năng của mình.

Trong thực tế đã có không ít các trường hợp trẻ rối loạn ngôn ngữ trở nên chậm nói, tránh né việc giao tiếp với mọi người xung quanh, thậm chí là trầm cảm. Chính vì thế, việc áp dụng tâm lý cho trẻ là vô cùng cần thiết để trẻ có thể cân bằng và ổn định lại trạng thái tâm lý, cảm xúc của bản thân.

Các chuyên gia tâm lý trị liệu sẽ trao đổi trực tiếp với từng trẻ nhỏ để có thể điều chỉnh lại suy nghĩ, cảm xúc của trẻ, giúp trẻ hiểu và kiểm soát bản thân hiệu quả hơn. Trẻ nhỏ sẽ dần giảm bớt sự căng thẳng, lo lắng của mình và có thể đáp ứng tốt các phương pháp can thiệp khác.

7.3. Hỗ trợ can thiệp tại nhà

Bên cạnh việc áp dụng tốt các phương pháp điều trị thì trẻ rối loạn ngôn ngữ cũng cần được hỗ trợ liên tục tại nhà để thúc đẩy tốt cho quá trình phát triển ngôn ngữ. Vì thế, các bậc phụ huynh nên tìm hiểu hoặc tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có thể nắm rõ những biện pháp hỗ trợ cho trẻ ngay tại nhà, giúp trẻ dần phát triển ngôn ngữ, hòa nhập tốt hơn.

Phòng tránh rối loạn ngôn ngữ cho trẻ em

Để phòng tránh hoặc hạn chế tối đa rối loạn ngôn ngữ ở trẻ thì biện pháp quan trọng hàng đầu là các bậc phụ huynh và người thân trong gia đình phải tránh hoặc hạn chế việc cho trẻ từ 0 - 3 tuổi tiếp xúc với TV, máy tính, máy chơi game, điện thoại.

Thêm vào đó, phụ huynh cần phải tăng cường cho trẻ giao tiếp trực tiếp để hướng dẫn trẻ làm quen với các đồ vật, hành động, cử chỉ liên quan đến các yêu cầu và mong muốn. Trẻ cần được luyện nói rõ ràng, phương pháp này được áp dụng thành công ở các lớp mẫu giáo, các trung tâm nuôi dạy trẻ.

Trong biện pháp giáo dục trực tiếp này, cô nuôi dạy trẻ hoặc người lớn cùng tham gia vào các trò chơi, các bài học để hướng dẫn uốn nắn cho trẻ nghe, nói chuẩn từ ngữ giúp trẻ phát triển khả năng nghe, nói, sử dụng ngôn ngữ chính xác. Nhờ đó trẻ em trở nên mạnh dạn hơn trong giao tiếp, biết sử dụng các từ ngữ cần thiết để biểu đạt nhu cầu hay biểu lộ tình cảm.

Cha mẹ và người thân trong gia đình cũng cần khuyến khích khả năng nói, hát, tham gia các trò chơi, tăng cường cho trẻ tiếp xúc với những hoạt động hấp dẫn. Khi dạy trẻ nghe và nói, phụ huynh không nên sử dụng các biện pháp ép buộc mà cần kiên trì, dạy trẻ mỗi ngày một số từ và câu nói mới.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Ngôn ngữ trị liệu là phương pháp chính đối với chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ. Phương pháp này có thể áp dụng cho trường hợp rối loạn ngôn ngữ do tự kỷ, bại não, chấn thương. Ngôn ngữ trị liệu được thực hiện nhằm giúp trẻ cải thiện khả năng giao tiếp, từ đó có thể học tập và sinh hoạt một cách dễ dàng. Phát triển ngôn ngữ cũng là nền tảng giúp trẻ nâng cao trình độ văn hóa, gia tăng nhận thức và tiếp thu kiến thức nhanh chóng.

Can Thiệp Hòa Nhập Mion Kids chuyên về trị liệu ngôn ngữ, trị liệu tâm lý với các cap thiệp viên ngôn ngữ nổi tiếng đã giúp cho rất nhiều trẻ chậm nói, nói ngọng, nói lắp, trẻ khó khăn trong giao tiếp được tốt nghiệp trong thời gian ngắn, được sự đánh giá tốt và giới thiệu từ nhiều phụ huynh. Mion Kids tìm ra nguyên nhân gốc rễ của chứng rối loạn ngôn ngữ của trẻ. Đưa ra giáo trình can thiệp phù hợp riêng cho từng trường hợp, khơi dậy khả năng phát triển lời nói, kỹ năng giao tiếp bằng cách phát hiện ra các mắt xích yếu trong “ngôi nhà giao tiếp” của trẻ để gia cố và thúc đẩy chúng.