Tư vấn miễn phí
Giờ làm việc

7:30 AM - 20:30 PM

Hotline tư vấn

0962 678 090

Can thiệp trí tuệ

Trẻ chậm phát triển nhận thức sẽ mất rất nhiều thời gian để có thể học được những điều đơn giản như ăn, nói, đi, đứng, vận động. Hơn nữa, những bé như vậy rất cần sự giúp đỡ và hỗ trợ từ những người thân xung quanh trong việc học tập và sinh hoạt hàng ngày.

Can thiệp hòa nhập Mion Kids là địa chỉ can thiệp trẻ chậm phát triển trí tuệ, trẻ chậm nhận thức, trẻ gặp khó khăn trong học tập vơi nhiều chuyên gia can thiệp, chuyên gia trị liệu uy tín, nhiều năm kinh nghiệm với các giáo án, tài liệu dạy học được nghiên cứu bài bản và khoa học. Mion Kids cung cấp cho trẻ một số kỹ năng cơ bản trong cuộc sống như ăn uống, nhận biết bảng chữ cái và chữ số và kỹ năng giao tiếp giúp trẻ chậm phát triển trí tuệ tự tin hơn, giúp trẻ từng bước mở mang nhận thức, theo kịp bạn bè đồng trang lứa.

 Chậm phát triển trí tuệ có di truyền không?
Theo chuyên gia, trí tuệ của trẻ nhỏ dựa trên di truyền và môi trường. Trẻ được sinh ra từ bố mẹ bị chậm phát triển trí tuệ có nguy cơ cao về các khuyết tật phá...
 Triệu chứng và chẩn đoán thiểu năng trí tuệ
Các triệu chứng của thiểu năng trí tuệ thường sẽ bắt đầu xuất hiện ở thời thơ ấu. Trong một số trường hợp, những dấu hiệu này có thể chỉ biểu hiện về mặt thể ch...
 Thiểu năng trí tuệ là gì?
Trẻ em bị thiểu năng trí tuệ rất nặng thường đặc biệt khó giao tiếp và khó thực hiện các hoạt động thể chất. Các em cũng có thể mắc các bệnh lý liên quan và thư...
 Biểu hiện về việc chậm phát triển tâm thần ở trẻ
Trong thực tế, trẻ chậm phát triển tâm thần có thể có biểu hiện lâm sàng rõ rệt hay kín đáo ngay từ khi mới sinh ra nhưng cũng có nhiều trường hợp trẻ phát triể...
 Cách dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ
Trẻ chậm phát triển trí tuệ đòi hỏi sự tiếp cận đặc biệt trong quá trình giáo dục. Việc áp dụng các phương pháp dạy và hỗ trợ phù hợp sẽ giúp trẻ vượt qua những...
 Các phương pháp can thiệp, hỗ trợ cho trẻ chậm phát triển trí tuệ
Trẻ chậm phát triển trí tuệ sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn trong học tập và cuộc sống nhưng nếu được quan tâm và giáo dục đúng cách, trẻ vẫn có thể tiến bộ...

Ông bố bà mẹ nào cũng mong muốn con mình sinh ra được khỏe mạnh và bình thường. Vậy, nếu chẳng may trẻ chậm phát triển trí tuệ thì bạn nên làm gì? Thông qua những nội dung dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu và các cách giúp bạn khắc phục tình trạng này ở trẻ.

Chậm phát triển trí tuệ được coi là một loại rối loạn phát triển thần kinh thường xảy ra ở trẻ dưới 18 tuổi. Trẻ chậm phát triển trí não được đặc trưng bởi sự giảm đáng kể trong các hoạt động trí tuệ. Thông thường, bé chậm phát triển trí não sẽ có chỉ số IQ từ dưới 70 đến 75. Với chỉ số IQ như vậy sẽ gây ảnh hưởng đến giới hạn về chức năng của não bộ và các khả năng khác như đối thoại, tự chăm sóc bản thân, hành vi xã hội, dễ bị kích động trước những tình huống đơn giản nhất.

Trẻ chậm phát triển nhận thức sẽ mất rất nhiều thời gian để có thể học được những điều đơn giản như ăn, nói, đi, đứng, vận động. Hơn nữa, những bé như vậy rất cần sự giúp đỡ và hỗ trợ từ những người thân xung quanh trong việc học tập và sinh hoạt hàng ngày.

Mion Kids là địa chỉ can thiệp trẻ chậm phát triển trí tuệ, trẻ chậm nhận thức, trẻ gặp khó khăn trong học tập vơi nhiều chuyên gia can thiệp, chuyên gia trị liệu uy tín, nhiều năm kinh nghiệm với các giáo án, tài liệu dạy học được nghiên cứu bài bản và khoa học. Mion Kids cung cấp cho trẻ một số kỹ năng cơ bản trong cuộc sống như ăn uống, nhận biết bảng chữ cái và chữ số và kỹ năng giao tiếp giúp trẻ chậm phát triển trí tuệ tự tin hơn, giúp trẻ từng bước mở mang nhận thức, theo kịp bạn bè đồng trang lứa.

Chậm phát triển trí tuệ là sự khiếm khuyết trong quá trình phát triển trí não của trẻ. Khi não bộ bị giới hạn một số chức năng thì chỉ số thông minh của trẻ sẽ dưới mức trung bình. Đồng thời các khả năng như: đối thoại, hành xử, học tập,… sinh hoạt hàng ngày cũng chậm hơn so với những trẻ khác. 

Trẻ chậm phát triển trí tuệ là một vấn đề nghiêm trọng mà nhiều gia đình đang đối mặt. Nó có thể ảnh hưởng đến khả năng học hỏi, giao tiếp và thích ứng xã hội của trẻ, tạo ra áp lực và lo lắng cho các bậc phụ huynh và người chăm sóc. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu một số nguyên nhân phổ biến, cách nhận biết và điều trị đối với căn bệnh chậm phát triển trí tuệ ở trẻ.

Chậm phát triển trí tuệ ở trẻ liên quan đến khó khăn trong việc thu nhận, duy trì hoặc áp dụng các kỹ năng và các thông tin chi tiết, bao gồm các khó khăn về khả năng chú ý, trí nhớ, cách giải quyết vấn đề, ngôn ngữ, sự nhận thức hoặc tương tác với xã hội. Các rối loạn phát triển thần kinh phổ biến khác bao gồm: Rối loạn tăng động giảm chú ý, rối loạn phổ tự kỷ và rối loạn học tập.

Hiện nay có nhiều phương pháp dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ giúp trẻ tăng cường về mặt nhận thức, hành vi, và các kỹ năng xã hội khác. Tuy nhiên để dạy trẻ đặc biệt cần phải thực sự kiên trì, đúng cách, hiểu được tâm lý của trẻ thì mới có thể đồng hành cùng con trong suốt chặng đường đầy gian nan này.

Trẻ chậm phát triển trí tuệ chắc chắn cần phải được tiếp nhận giáo dục để hình thành được nhận thức, hành vi đúng đắn, có thể sớm hòa nhập với cuộc sống hay đi học nhưng các bạn bè đồng trang lứa. Tùy tình trạng của trẻ, các phương pháp sẽ được điều chỉnh và sắp xếp các lộ trình khác nhau. 

Trung tâm Can Thiệp Hòa Nhập Mion Kids mang đến rất nhiều phương pháp giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ có hiệu quả tích cực rõ ràng 

Đặc biệt trung tâm còn là đơn vị đầu tiên và duy nhất ứng dụng Khoa học vận động điều khí dưỡng tâm giúp trẻ chậm phát triển trí tuệ có thể sớm vượt qua những rào cản của bản thân để hòa nhập với xã hội bên ngoài. Các phương pháp dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ đều dựa trên nền tảng khoa học nên đảm bảo hiệu quả, an toàn cho trẻ. 

Mô hình hiện đang được Can Thiệp Hòa Nhập Mion Kids vận dụng là kết hợp toàn diện giữa khoa học vận động – tâm lý – giáo dục. Điều này giúp trẻ chậm phát triển trí tuệ vừa được tiếp thu kiến thức nhưng không cảm thấy bị căng thẳng tâm lý, tinh thần thoải mái, hứng thú nên càng gia tăng hiệu quả trong quá trình học tập và cải thiện các kỹ năng.

Trung tâm Can Thiệp Hòa Nhập Mion Kids sở hữu đội ngũ chuyên gia, giáo viên giàu kinh nghiệm, có lòng nhiệt huyết và tình yêu với trẻ em, luôn không ngừng cố gắng để mang đến cho những trẻ đặc biệt một tương lai tươi sáng hơn. Hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại cùng các thiết bị học tập, vui chơi luôn đầy đủ cũng góp phần mang đến cho trẻ thiểu năng trí tuệ một môi trường học tập tốt nhất, tích cực nhất, hiệu quả nhất.

Trẻ chậm phát triển trí tuệ: Nguyên nhân, dấu hiệu & cách khắc phục

Chậm phát triển trí tuệ được đặc trưng bởi sự giảm đáng kể trong các hoạt động trí tuệ (thường chỉ số IQ < 70 đến 75) kết hợp với những hạn chế về chức năng thích ứng (ví dụ: giao tiếp, tự định hướng, kỹ năng xã hội, tự chăm sóc, sử dụng các nguồn lực cộng đồng và duy trì an toàn cá nhân), cùng với nhu cầu được hỗ trợ. Quản lý giáo dục, tư vấn gia đình, và hỗ trợ xã hội.

1. Trẻ chậm phát triển trí tuệ là gì?

Chậm phát triển tâm thần hay chậm phát triển trí tuệ được xem như một dạng rối loạn phát triển thần kinh, xuất hiện sớm trong giai đoạn thời thơ ấu. , thường là trước khi bắt đầu đi học và làm suy giảm sự phát triển của các chức năng cá nhân, xã hội, học tập và/hoặc nghề nghiệp. Chúng thường liên quan đến những khó khăn trong việc thu nhận, duy trì, hoặc áp dụng các kỹ năng hoặc thông tin cụ thể. Rối loạn phát triển thần kinh có thể liên quan đến rối loạn chức năng ở một hoặc nhiều điều sau đây: chú ý, trí nhớ, nhận thức, ngôn ngữ, giải quyết vấn đề hoặc tương tác xã hội. Các rối loạn phát triển thần kinh thường gặp khác bao gồm rối loạn tăng động/giảm chú ý, rối loạn phổ tự kỷ và rối loạn học tập (ví dụ, chứng khó đọc).

Chậm phát triển trí tuệ phải bao gồm sự thiếu hụt vào giai đoạn đầu thời thơ ấu của hai điều sau:

  • Hoạt động trí tuệ (ví dụ như trong lý luận, lập kế hoạch và giải quyết vấn đề, suy nghĩ trừu tượng, học tập tại trường hoặc từ kinh nghiệm)
  • Khả năng thích ứng (tức là khả năng đạt được các tiêu chuẩn thích hợp về mặt tuổi tác và văn hoá xã hội để hoạt động độc lập trong các hoạt động của cuộc sống hàng ngày)

2. Các mức độ chậm phát triển trí tuệ của trẻ

Trẻ chậm phát triển trí tuệ thường được ghi nhận ở độ tuổi dưới 18 tuổi và được phân loại thành 4 cấp độ như sau:

2.1. Mức độ nhẹ

  • IQ 50-70
  • Phát triển chậm hơn so với hầu hết trẻ em
  • Không có dấu hiệu bất thường về thể chất
  • Có thể học các kỹ năng thực tế
  • Học kỹ năng đọc và làm toán lên tới lớp 3-6
  • Quan hệ xã hội bình thường
  • Học các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống hàng ngày.

2.2. Mức độ vừa phải

  • IQ 35-49
  • Chậm phát triển đáng kể, đặc biệt là khả năng diễn đạt
  • Có thể có những dấu hiệu bất thường về thể chất
  • Có thể học giao tiếp đơn giản
  • Có thể học các kỹ năng cơ bản về chăm sóc sức khỏe và an toàn
  • Thực hiện được những hành động đơn giản
  • Có thể học các kỹ năng về kiểm soát
  • Có thể được gửi một mình ở những nơi quen thuộc.

2.3. Mức độ nặng

  • IQ 20-34
  • Chậm phát triển đáng kể;
  • Ít hoặc không có kỹ năng giao tiếp
  • Có thể học các hành động đơn giản lặp đi lặp lại
  • Có thể học các kỹ năng tự chăm sóc cơ bản
  • Cần được giám sát và quản lý về mặt xã hội

2.4. Mức độ rất nặng

  • IQ <20
  • Chậm đáng kể trong tất cả các lĩnh vực phát triển
  • Dị tật bẩm sinh
  • Cần giám sát liên tục
  • Cần người thường xuyên chăm sóc
  • Không có khả năng tự phục vụ

3. Nguyên nhân dẫn đến trẻ chậm phát triển trí tuệ

Nếu chẳng may con bạn sinh ra mà thấy nhận thức chậm phát triển hơn so với các bạn cùng độ tuổi, thay vì cảm thấy xấu hổ thì bạn nên đồng hành cùng con để xác định nguyên nhân, từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục hiệu quả.

Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến trẻ chậm phát triển trí tuệ mà bạn nên biết:

3.1. Di truyền

Nếu bố mẹ gặp phải những bất thường về thần kinh thì nguy cơ sinh ra trẻ chậm phát triển về trí tuệ là rất cao. Đồng thời các rối loạn chuyển hóa như bệnh Phenylceton niệu gặp ở bố mẹ cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

3.2. Các vấn đề gặp phải trong thai kỳ

Thói quen sinh hoạt của mẹ bầu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của thai nhi. Do đó, nếu mắc phải những vấn đề dưới đây thì sẽ làm tăng nguy cơ trẻ chậm phát triển trí tuệ ngay từ khi sinh ra:

Thường xuyên hít phải khói thuốc lá, sử dụng rượu bia, ma túy nhất là vào ba tháng đầu thai kỳ.

Mắc bệnh rubella, nhiễm ký sinh trùng, rối loạn tuyến sữa hoặc nhiễm virus.

Bị huyết áp cao khiến lượng máu lưu thông đến bào thai bị xáo trộn, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ não.

3.3. Bệnh tật và chấn thương

Ngay từ khi sinh ra, hệ miễn dịch của trẻ vẫn chưa hoàn thiện nên không thể chống lại sự tấn công của các yếu tố ngoại lai. Do đó, nếu không tiêm đầy đủ vaccine phòng ngừa các bệnh như: sởi, thủy đậu,… thì trẻ sẽ dễ gặp phải biến chứng ảnh hưởng đến não bộ.

Đặc biệt, các bệnh viêm não, nhiễm trùng não có thể gây ra các tổn thương khiến trẻ chậm phát triển về trí tuệ. Ngoài ra, những chấn thương do tai nạn, té từ trên cao xuống thường ngày cũng khiến trẻ gặp phải tình trạng này.

3.4. Môi trường sống

Môi trường sống bị ô nhiễm, nhiều chất độc hại sẽ khiến trẻ phát triển chậm lại. Không chỉ vậy tinh thần của trẻ còn bị ảnh hưởng nếu gặp phải tình cảnh bạo lực, không được yêu thương.

Đồng thời, trong quá trình mang thai cho đến khi sinh ra nếu không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thì trẻ sẽ bị suy nhược và chậm phát triển về não bộ. 

4. Biểu hiện của những trẻ chậm phát triển trí tuệ

Trẻ chậm phát triển trí tuệ thường có đặc điểm phổ biến như bé có khả năng nhận thức kém, trí nhớ không tốt, khó tập trung, học hành chậm hơn so với chúng bạn.

4.1. Trí nhớ kém

Trẻ chậm phát triển trí tuệ thường gặp khó khăn trong việc ghi nhớ những thông tin cơ bản như tên, số điện thoại và các chi tiết nhỏ khác. Thường thì trí não của trẻ không thể nhớ được các thông tin ngắn, những sự kiện xảy ra cách đây vài giây hoặc vài phút.

4.2. Trẻ học chậm

Trí nhớ kém ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tập của trẻ. Việc học các kiến thức mới đối với trẻ vô cùng khó khăn và cần có sự trợ giúp của bố mẹ. Trong quá trình dạy bé, bố mẹ cũng tốn nhiều thời gian hơn và phải lặp đi lặp lại hành động rất nhiều lần để trẻ có thể thích nghi và ghi nhớ.

4.3. Không thể tập trung

Trẻ khó tập trung là một trong những biểu hiện của chậm phát triển trí tuệ. Bé thường rất khó duy trì sự tập trung vào một công việc hay nhiệm vụ nào đó trong một thời gian dài. Hoặc có thể mất tập trung khi có những tác động nhỏ từ môi trường.

4.4. Một số biểu hiện khác

  • Không đạt các cột mốc phát triển bình thường
  • Phát triển vận động chậm
  • Không nói rõ ràng
  • Không hiểu và nhận thức được những điều đơn giản nhất
  • Không thể suy nghĩ logic
  • Khó khăn trong việc học các kỹ năng cơ bản như mặc quần áo, đi ngoài hoặc ăn uống.
  • Hiếu chiến và bướng bỉnh.
  • Tự làm đau chính bản thân mình.
  • Gặp khó khăn lớn trong tương tác xã hội.
  • Không tự chủ và mất kiểm soát bản thân.
  • Khả năng chịu đựng thấp.

5. Chẩn đoán khuyết tật trí tuệ ở trẻ

Nếu trẻ có bất kỳ các dấu hiệu bất thường nào như trên, hãy tham vấn bác sĩ tâm thần Nhi khoa càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng và tiền sử bệnh của trẻ và chỉ định thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Các xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán có thể bao gồm:

  • Kiểm tra trí thông minh – Các bài kiểm tra IQ. Đứa trẻ có thể có một khuyết tật trí tuệ nếu kết quả kiểm tra IQ 70 hoặc dưới
  • Hành vi và các kỹ năng học tập cần thiết cho cuộc sống hàng ngày, bao gồm
  • Đọc và viết
  • Kỹ năng xã hội, như trách nhiệm và lòng tự trọng
  • Kỹ năng thực hành – khả năng ăn, sử dụng phòng tắm và mặc quần áo

Trẻ bị khuyết tật trí tuệ có nguy cơ cao gặp phải các vấn đề khác như khiếm thính, vấn đề về mắt, co giật, rối loạn tăng động giảm chú ý, hoặc bệnh về chỉnh hình. Để kiểm tra các bệnh khác có thể cần xét nghiệm bổ sung.

6. Biện pháp hỗ trợ trẻ kém phát triển trí tuệ

Trẻ chậm phát triển trí tuệ thường sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn trong học tập và cuộc sống nhưng nếu được quan tâm và giáo dục đúng cách, trẻ vẫn có thể tiến bộ và hòa đồng với bạn bè để có một tương lai tốt đẹp hơn.

Việc chăm sóc và giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ là một hành trình dài đòi hỏi sự kiên trì, tình yêu thương của gia đình và nỗ lực của con trẻ.

Hỗ trợ cho trẻ chậm phát triển trí tuệ cần kết hợp các phương pháp sau đây:

6.1. Bổ sung dinh dưỡng cân đối

Chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và trí não. Ngoài các dưỡng chất thiết yếu như tinh bột, chất xơ, đạm,… cha mẹ nên ưu tiên các thực phẩm giàu omega 3, DHA như các loại cá hồi, cá thu, cá ngừ để giúp trẻ cải thiện trí não tốt hơn.

6.2. Chương trình can thiệp sớm

Trẻ chậm phát triển trí tuệ tốt nhất nên theo học các trường giáo dục đặc biệt. Tại đây sẽ có những chương trình can thiệp phù hợp, giúp con học được những kỹ năng cơ bản như giao tiếp ứng xử, ăn uống, đọc viết,..

6.3. Giáo dục tại nhà

Trẻ chậm phát triển trí tuệ sẽ gặp nhiều khó khăn trong học tập nên cha cần kiên trì và nhẫn nại để đồng hành cùng con vượt qua. Hằng ngày, cha mẹ cần dành nhiều thời gian để học tập, vận động cùng con và tùy theo mức độ thiểu năng trí tuệ cha mẹ có thể đưa ra kết hoạch học tập phù hợp nhất với con và cùng con hoàn thành.

Ngoài ra, việc trau dồi các kỹ năng sống cơ bản cũng cần nhiều thời gian hơn nên điều quan trọng là cha mẹ cần kiên trì, lặp đi lặp lại nhiều lần và nên chia nhỏ các bài học để con dễ dàng tiếp thu hơn.   

6.4. Liệu pháp tâm lý

Trẻ chậm phát triển trí tuệ thường sẽ cảm thấy lo lắng, hồi hộp không rõ nguyên nhân và các trẻ này thường nhạy cảm và dễ bị tổn thương nên cha mẹ cần chú ý quan sát con và nên đưa con đến khám tại chuyên khoa tâm lý để có những can thiệp phù hợp.

7. Phòng ngừa khuyết tật trí tuệ ở trẻ

Để làm giảm khả năng trẻ bị chậm phát triển:

7.1. Trong khi mang thai

  • Không hút thuốc
  • Không uống rượu và sử dụng chất kích thích
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh, ít chất béo bão hòa và đa dạng các loại ngũ cốc, hoa quả và rau
  • Bổ sung axit folic
  • Đi khám bác sĩ định kỳ.

7.2. Sau khi sinh

  • Sàng lọc bệnh có thể gây khuyết tật trí tuệ ở trẻ sơ sinh;
  • Khuyến khích trẻ tại thời điểm thích hợp;
  • Đội mũ bảo hiểm cho trẻ; 
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với sơn có chứa chì;
  • Để xa các vật dụng có chứa chất độc hại ra khỏi tầm với của trẻ;
  • Trẻ em và thanh thiếu niên bị nhiễm virus thì không nên dùng aspirin, vì nguy cơ mắc hội chứng Reye. Hãy hỏi bác sĩ chuyên khoa về những loại thuốc an toàn cho trẻ.

Trung tâm Can Thiệp Hòa Nhập Mion Kids mang đến rất nhiều phương pháp giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ có hiệu quả tích cực rõ ràng 

Đặc biệt trung tâm còn là đơn vị đầu tiên và duy nhất ứng dụng Khoa học vận động điều khí dưỡng tâm giúp trẻ chậm phát triển trí tuệ có thể sớm vượt qua những rào cản của bản thân để hòa nhập với xã hội bên ngoài. Các phương pháp dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ đều dựa trên nền tảng khoa học nên đảm bảo hiệu quả, an toàn cho trẻ. 

Mô hình hiện đang được Can Thiệp Hòa Nhập Mion Kids vận dụng là kết hợp toàn diện giữa khoa học vận động – tâm lý – giáo dục. Điều này giúp trẻ chậm phát triển trí tuệ vừa được tiếp thu kiến thức nhưng không cảm thấy bị căng thẳng tâm lý, tinh thần thoải mái, hứng thú nên càng gia tăng hiệu quả trong quá trình học tập và cải thiện các kỹ năng.

Trung tâm Can Thiệp Hòa Nhập Mion Kids sở hữu đội ngũ chuyên gia, giáo viên giàu kinh nghiệm, có lòng nhiệt huyết và tình yêu với trẻ em, luôn không ngừng cố gắng để mang đến cho những trẻ đặc biệt một tương lai tươi sáng hơn. Hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại cùng các thiết bị học tập, vui chơi luôn đầy đủ cũng góp phần mang đến cho trẻ thiểu năng trí tuệ một môi trường học tập tốt nhất, tích cực nhất, hiệu quả nhất.