Tư vấn miễn phí
Giờ làm việc

7:30 AM - 20:30 PM

Hotline tư vấn

0962 678 090

Can thiệp tự kỷ

Trung tâm can thiệp trẻ tự kỷ - Trẻ đặc biệt Mion Kids là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực can thiệp trẻ đặc biệt đáng tin cậy bậc nhất tại Việt Nam. Nơi đây tập hợp nhiều chuyên gia can thiệp, chuyên gia tâm lý, chuyên gia giáo dục đặc biệt đầu ngành, trình độ chuyên môn cao và luôn tận tâm, có trách nhiệm. Có thể phát hiện và đưa ra các tư vấn, phương pháp can thiệp kịp thời, giúp trẻ nâng cao các kỹ năng cần thiết để hòa nhập tốt với xã hội. Mion Kids luôn lấy trẻ nhỏ làm trung tâm và tất cả các hoạt động, phương pháp được đề ra đều hướng đến việc giúp trẻ cải thiện các kỹ năng, nâng cao chất lượng đời sống.

 Nguyên tắc trong can thiệp rối loạn phổ tự kỷ cho trẻ
Bài viết này sẽ giới thiệu về các nguyên tắc cơ bản trong việc can thiệp cho trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ (ASD). Cung cấp cho độc giả hiểu biết sâu sắc về cách ti...
 Quy trình can thiệp trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ (P2)
Các phương pháp can thiệp cho trẻ tự kỷ sau được mô tả trong tài liệu này là những phương pháp được ủng hộ bởi những bằng chứng trong các nghiên cứu khoa học.
 Quy trình can thiệp trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ (P1)
Bài viết nhằm mục đích cung cấp kiến thức và hướng dẫn cho những người quan tâm về việc hỗ trợ trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ trong việc phát triển và hòa nhập vào...
 Can thiệp sớm giúp trẻ tự kỷ giúp trẻ tiến bộ và hòa nhập tốt
Trẻ tự kỷ có thể gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống nếu không được hỗ trợ kịp thời. Can thiệp sớm là một giải pháp để giúp trẻ phát triển toàn diện các kỹ năng...
 Cách nhận biết dấu hiệu trẻ tự kỷ qua từng độ tuổi
Bằng cách hiểu rõ những dấu hiệu và biểu hiện cụ thể của rối loạn phổ tự kỷ ở từng độ tuổi, cha mẹ có thể hỗ trợ con của mình một cách hiệu quả và tích cực trên...
 Các dấu hiệu để cha mẹ dễ dàng nhận biết trẻ tự kỷ
Việc nhận biết các dấu hiệu của tự kỷ ở trẻ là một bước quan trọng để cha mẹ có thể cung cấp sự hỗ trợ và can thiệp kịp thời. Nhằm giúp con phát triển và hòa nh...

Rối loạn phổ tự kỷ (Autism Spectrum Disorder - ASD) ở trẻ em là một tình trạng rối loạn phát triển não bộ phổ biến, ảnh hưởng đến các kỹ năng giao tiếp, tương tác xã hội và hành vi. Các biểu hiện của ASD có thể biến động từ nhẹ đến nặng, thường bắt đầu xuất hiện trong giai đoạn sơ sinh và trẻ nhỏ. Trẻ em có ASD thường gặp khó khăn trong giao tiếp, có thể không phản ứng với tiếng nói, không sử dụng ngôn từ để giao tiếp, hoặc có sự chậm trễ trong phát triển ngôn ngữ, các hành vi lặp đi lặp lại và rập khuôn, và sự phát triển trí tuệ không đều. Trẻ cũng có thể gặp khó khăn trong việc thiết lập và duy trì mối quan hệ xã hội, thể hiện bằng việc không nhìn vào mắt người khác, không có kỹ năng giao tiếp hoặc có sự quan tâm đặc biệt tới một số hoạt động hoặc chủ đề cụ thể. Rối loạn phổ tự kỷ thường khởi phát từ rất sớm (nhất là trẻ trong độ tuổi từ 18 tháng – 24 tháng tuổi) với các đa dạng các biểu hiện và mức độ khác nhau.

Rối loạn phổ tự kỷ là gì, nguyên nhân phương pháp điều trị, can thiệp

Rối loạn phổ tự kỷ (ASD) là một tình trạng phát triển não bộ phổ biến, ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, tương tác xã hội và hành vi của cá nhân. Các biểu hiện của ASD có thể đa dạng từ nhẹ đến nặng, và thường bắt đầu xuất hiện trong giai đoạn sơ sinh và trẻ nhỏ. Một số đặc điểm chung bao gồm khó khăn trong giao tiếp non verb và verb, sự quan tâm tới một số lĩnh vực cụ thể, nhưng cũng có thể gặp khó khăn trong việc thích ứng với thay đổi và duy trì mối quan hệ xã hội. Điều này có thể gây ra nhiều thách thức trong việc học tập, lao động và cuộc sống hàng ngày của cá nhân có ASD, và thường cần sự hỗ trợ đa ngành từ gia đình, trường học, và các nhà chuyên môn để hỗ trợ phát triển và cải thiện chất lượng cuộc sống.

1. Rối loạn phổ tự kỷ là gì?

Tự kỷ hay còn gọi là rối loạn phổ tự kỷ (Tiếng anh là: autism spectrum disorder - Viết tắt: ASD) là một rối loạn bao gồm các biểu hiện lâm sàng đặc trưng với khả năng thiếu hụt về kỹ năng xã hội, các hành vi lặp lại và thiếu hụt hay thậm chí không có khả năng giao tiếp và ngôn ngữ. Ngoài các biểu hiện nêu trên, trẻ tự kỷ còn có thể có những biểu hiện lâm sàng khác như co giật, động kinh, rối loạn vị giác, âm thanh, giấc ngủ, tăng động giảm chú ý, có vấn đề về hệ tiêu hóa, thường xuyên lo lắng, bồn chồn...vv.

Theo ghi nhận thì số lượng trẻ mắc tự kỷ được phát hiện ngày càng tăng. Tỉ lệ mắc chứng tự kỷ ở nam và nữ là khác nhau. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ em trai có tỉ lệ mắc cao hơn trẻ em gái, (khoảng 4 lần).

2. Nguyên nhân rối loạn phổ tự kỷ

Nguyên nhân cụ thể của tự kỷ còn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, có nhiều bằng chứng cho thấy yếu tố gen, môi trường hoặc là kết hợp giữa gen - môi trường là nguyên nhân gây tự kỷ. Mặc dù cũng có báo cáo chỉ ra rằng các điều kiện kinh tế - xã hội cũng có liên quan tới tỉ lệ mắc tự kỷ. Cho tới nay, các nghiên cứu chỉ ra rằng có khoảng hơn 1000 gen mang biến đổi được cho là có liên quan tới tự kỷ.

Trong đó, hơn 100 gen được đánh giá là gen tăng nguy cơ tự kỷ ví dụ như gen SHANK3, NLGN4, DLG2, RN3C2, DYRK1A,SCN2A...vv. Nhìn chung, xét nghiệm gen có thể tìm thấy khoảng 25% số ca mắc tự kỷ là có liên quan tới gen. Các gen mang biến đổi di truyền thông thường liên quan tới quá trình truyền dẫn thần kinh.

Về cơ chế di truyền, chứng tự kỷ không theo mô hình di truyền kiểu Menden, tức là di truyền đơn gen hoặc trội hoặc lặn nhận mỗi alen từ bố và mẹ. Nhiều đột biến ở người tự kỷ không tìm thấy ở bố mẹ hay thậm chí là anh em sinh đôi cùng trứng (dạng đột biến phát sinh-de novo). Không những thế, đột biến có thể được tìm thấy ở nhiều gen chứ không chỉ một gen đơn lẻ. Do vậy, cơ chế bệnh sinh của tự kỷ là phức tạp và còn chưa được hiểu một cách rõ ràng.

Một số yếu tố được xem là làm tăng nguy cơ mắc tự kỷ như: tuổi bố, mẹ cao; có các vấn đề khi mang thai và sinh con (ví dụ như đẻ non, nhẹ , đa thai...). Có một số ý kiến cho rằng tiêm vắc-xin là nguyên nhân gây tự kỷ. Tuy nhiên, các nghiên cứu chi tiết với bằng chứng khoa học đã chỉ ra rằng đây là thông tin không chính xác. Vắc-xin không gây chứng tự kỷ.

3. Các mức độ của rối loạn phổ tự kỷ

3.1. Rối loạn tự kỷ cấp 1

Người bị mắc rối loạn tự kỷ cấp 1 cần được can thiệp sớm. Ở giai đoạn này, mức độ diễn biến bệnh lý chưa nghiêm trọng. Nếu thực hiện biện pháp can thiệp kịp thời, người bệnh có thể hòa nhập tốt với cộng đồng. 

Dấu hiệu dễ nhận thấy ở người bị rối loạn tự kỷ cấp 1 là gặp khó khăn trong giao tiếp, khó tự thực hiện một số sinh hoạt đơn giản hàng ngày. Những người này cần thời gian thích nghi với cuộc sống đồng trang lứa. 

Đối với trẻ bị rối loạn ASD giai đoạn đầu, cha mẹ cần áp dụng phương pháp giáo dục phù hợp theo hướng dẫn của bác sĩ tâm lý. 

3.2. Rối loạn tự kỷ cấp 2

Đến giai đoạn này, biểu hiện của người bị rối loạn phổ tự kỷ dần rõ nét hơn. Sự chăm sóc và quan tâm sát sao của người xung quanh là rất quan trọng. 

Ở giai đoạn cấp 2, người bệnh vẫn giao tiếp được với người quen nhưng khi gặp người lạ, họ lại rất rụt rè, ngại tương tác. Không những vậy, nếu thay đổi môi trường sống, họ sẽ cảm thấy khó chịu. Thậm chí là rơi vào trạng thái hoảng loạn. Họ rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương. 

3.3. Rối loạn tự kỷ cấp 3

Rối loạn tự kỷ cấp 3 được xem như cấp độ nặng nhất, người bệnh đặc biệt cần đến sự trợ giúp của người xung quanh. Người bệnh lúc này không những gặp khó khăn trong giao tiếp mà còn dễ bị kích động. 

Người bệnh bị rối loạn phổ tự kỷ cấp 3 có xu hướng sống khép mình, sợ tiếp xúc với người lạ, sợ thay đổi môi trường sống. Người xung quanh nên chú ý quan sát, quan tâm đến người bệnh, ngăn chặn họ gây tổn thương cho bản thân và người khác. 

4. Triệu chứng của rối loạn phổ tự kỷ

Một số trẻ có dấu hiệu rối loạn phổ tự kỷ ngay từ nhỏ, chẳng hạn như giảm giao tiếp bằng mắt, không phản ứng khi được gọi tên hoặc thờ ơ với người khác. Những đứa trẻ khác có thể phát triển bình thường trong vài tháng hoặc vài năm đầu đời nhưng sau đó đột nhiên khép mình lại, hung hăng. Các dấu hiệu thường thấy khi trẻ 2 tuổi. Trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ có thể có một kiểu hành vi và mức độ nghiêm trọng riêng, biểu hiện từ thấp đến cao.

Biểu hiện của các triệu chứng khác nhau ở mỗi trẻ nên đôi khi rất khó xác định mức độ nghiêm trọng. Chẩn đoán thường dựa trên mức độ suy giảm và ảnh hưởng của bệnh đến khả năng hoạt động. Dưới đây là các dấu hiệu phổ biến ở người mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ.

4.1. Kỹ năng xã hội

Vấn đề kỹ năng xã hội là một trong những triệu chứng phổ biến nhất ở RLPTK. Các vấn đề xã hội gây ra cho trẻ những vấn đề nghiêm trọng trong cuộc sống hàng ngày như:

  • Không trả lời khi được gọi tên trước 12 tháng tuổi.
  • Né tránh tiếp xúc mắt.
  • Thích chơi một mình, không chia sẻ sự hứng thú với trẻ khác.
  • Chỉ tương tác để đạt được mục tiêu mong muốn.
  • Có biểu hiện trên khuôn mặt tẻ nhạt/không biểu hiện cảm xúc hoặc biểu hiện cảm xúc không thích hợp.
  • Không hiểu ranh giới không gian cá nhân.
  • Né tránh hoặc chống lại sự tiếp xúc vật lý.
  • Có khó khăn trong việc hiểu cảm xúc của trẻ khác hoặc nói về cảm xúc của chính mình.

4.2. Giao tiếp

Mỗi cá nhân có RLPTK sẽ có những kỹ năng giao tiếp khác nhau. Một số trẻ có thể nói chuyện tốt. Những trẻ khác không thể nói được hoặc chỉ nói rất ít. Khoảng 40% trẻ em có RLPTK không nói gì cả. Khoảng 25-30% trẻ RLPTK nói vài từ vào lúc 12 đến 18 tháng tuổi và sau đó mất chúng. Một số có thể nói, nhưng phải chờ đến sau thời thơ ấu. Các vấn đề về giao tiếp liên quan đến RLPTK:

  • Trẻ chậm nói.
  • Lặp đi lặp lại các từ hoặc cụm từ – hại lời.
  • Đảo ngược đại từ (ví dụ, nói rằng “bạn” thay vì “tôi”).
  • Đưa ra câu trả lời không liên quan.
  • Không chỉ hoặc phản hồi với việc chỉ.
  • Sử dụng ít hoặc không sử dụng cử chỉ (ví dụ, không vẫy tay chào).
  • Nói chuyện bằng giọng đều đều, giống tự động hoặc với giọng ê a.
  • Không chơi giả vờ (ví dụ, không giả vờ “cho ăn” một con búp bê).
  • Không hiểu lời nói đùa, mỉa mai, hoặc trêu chọc trẻ.

4.3. Sở thích và hành vi bất thường

Nhiều trẻ RLPTK có sở thích hoặc hành vi bất thường. Ví dụ về các sở thích và hành vi bất thường liên quan đến RLPTK bao gồm:

  • Thường xuyên sắp xếp đồ chơi hay các đồ vật khác thẳng hàng.
  • Chơi với đồ chơi theo cùng một cách mỗi lần (ví dụ khi được đưa xe đồ chơi, trẻ luôn cầm xe dập lên xuống theo đúng một cách) .
  • Thích các bộ phận của vật thể (ví dụ bánh xe).
  • Rất có tổ chức, khó chịu bởi những thay đổi nhỏ.
  • Có sở thích ám ảnh, phải tuân theo các quy trình nhất định.
  • Vỗ tay, lắc lư cơ thể, hoặc tự xoay tròn.

4.4. Khi trưởng thành

Một số trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ trở nên gắn kết hơn với người khác và ít có những biểu hiện rối loạn hành vi. Với những trẻ có ít vấn đề nghiêm trọng thì trẻ có thể có cuộc sống bình thường hoặc gần như bình thường. Song, ở nhiều trường hợp, trẻ tiếp tục gặp khó khăn về ngôn ngữ hoặc kỹ năng giao tiếp xã hội, thậm chí, ở giai đoạn vị thành niên có thể xuất hiện những vấn đề tồi tệ hơn về hành vi và cảm xúc.

5. Chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ

5.1. Đánh giá lâm sàng

Chẩn đoán các rối loạn phổ tự kỷ được thực hiện trên lâm sàng dựa trên các tiêu chí trong Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần, Ấn bản thứ năm (DSM-5), và cần có bằng chứng về tình trạng suy giảm tương tác xã hội và giao tiếp và có ≥ 2 hành vi bị hạn chế, lặp đi lặp lại, rập khuôn hoặc sở thích (như được mô tả ở trên trong phần Triệu chứng và dấu hiệu của rối loạn phổ tự kỷ). Mặc dù các biểu hiện tự kỷ có thể rất thay đổi về phạm vi và mức độ nghiêm trọng, các phân loại trước đây như hội chứng Asperger, rối loạn phân ly trẻ em và rối loạn phát triển lan tỏa bao gồm trong chứng tự kỷ và không còn cần phân biệt nữa.

Các kiểm tra sàng lọc bao gồm Bảng câu hỏi về giao tiếp xã hội (1) dành cho trẻ lớn hơn và Danh sách kiểm tra được điều chỉnh cho chứng tự kỷ ở trẻ mới biết đi, sửa đổi, có theo dõi (M-CHAT-R/F) (2). (Xem thêm báo cáo lâm sàng năm 2020 về Xác định, Đánh giá và Quản lý Trẻ bị Rối loạn Phổ Tự kỷ của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ.)

5.2. Các kiểm tra chẩn đoán tiêu chuẩn chính thức

Kiểm tra chẩn đoán tiêu chuẩn chính thức như Lịch trình theo dõi chẩn đoán tự kỷ-Phiên bản Thứ hai (ADOS-2), dựa trên các tiêu chí trong DSM-5, thường được đưa ra bởi các nhà tâm lý học hoặc bác sĩ nhi khoa hành vi-phát triển. Một công cụ khác thường được sử dụng là Thang điểm đánh giá chứng tự kỷ thời thơ ấu-Phiên bản thứ hai (CARS2; 3), cũng có một phiên bản để kiểm tra những người có chức năng ở mức cao hơn. Trẻ có tự kỷ có thể rất khó đánh giá; chúng thường làm tốt về việc mô tả một đồ vật so với nói về đồ vật đó ở test IQ và có thể thấy phù hợp với tuổi mặc dù còn hạn chế về nhận thức ở hầu hết các mặt. Tuy nhiên, chẩn đoán về chứng tự kỷ ngày càng đáng tin cậy hơn ở những trẻ nhỏ tuổi hơn. Một bài kiểm tra IQ do người kiểm tra có kinh nghiệm đánh giá thường cho một kết quả đáng tin cậy hơn.

Ngoài các xét nghiệm chuẩn, xét nghiệm chuyển hóa và di truyền được khuyến cáo để giúp xác định các rối loạn có thể điều trị hoặc di truyền, như rối loạn di truyền và Hội chứng Fragile X.

6. Biến chứng rối loạn rối loạn phổ tự kỷ

Rối loạn phổ tự kỷ có thể gây ảnh hưởng đến các hoạt động tương tác xã hội, giao tiếp. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, rối loạn này có thể khiến trẻ gặp phải những khó khăn sau:

  • Các vấn đề ở trường và kết quả học tập của trẻ.
  • Vấn đề việc làm.
  • Không có khả năng sống độc lập.
  • Cách ly xã hội.
  • Căng thẳng trong gia đình.
  • Trở thành nạn nhân trong những vụ bắt nạt.

7. Điều trị rối loạn phổ tự kỷ

Điều trị rối loạn phổ tự kỷ thường là đa ngành và các nghiên cứu cho thấy những lợi ích có thể đo lường được từ các phương pháp tiếp cận chuyên sâu, dựa trên hành vi khuyến khích sự tương tác và giao tiếp có ý nghĩa. Các nhà tâm lý học và các nhà giáo dục thường tập trung phân tích hành vi, sau đó kết hợp các chiến lược quản lý hành vi với những vấn đề hành vi cụ thể ở nhà và ở trường. Xem thêm báo cáo lâm sàng năm 2020 về Xác định, Đánh giá và Quản lý Trẻ bị Rối loạn Phổ Tự kỷ của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ.

Hiện nay không có một phương pháp nào điều trị khỏi rối loạn phổ tự kỷ hoặc dứt điểm các triệu chứng. Tuy nhiên một số phương pháp can thiệp có thể cải thiện các chức năng ở người có RLPTK. Các phương pháp đó bao gồm:

7.1. Can thiệp sớm

Nghiên cứu cho thấy các điều trị can thiệp sớm có thể cải thiện đáng kể sự phát triển của trẻ. Can thiệp sớm giúp trẻ từ sơ sinh đến 3 tuổi học các kỹ năng quan trọng. Các can thiệp này bao gồm liệu pháp để giúp đứa trẻ các vấn đề về thể chất (cầm nắm, lăn, bò, đi bộ), giao tiếp (nói, nghe, hiểu); nhận thức (tư duy, học hỏi, giải quyết vấn đề); xã hội / cảm xúc (vui chơi, cảm thấy an toàn và vui vẻ); tự giúp đỡ (ăn, mặc quần áo). Điều quan trọng là cha mẹ nên nói chuyện với bác sĩ càng sớm càng tốt nếu nghĩ rằng trẻ có dấu hiệu của RLPTK hoặc vấn đề phát triển khác.

7.2. Tiếp cận về hành vi và giao tiếp

Phân tích hành vi ứng dụng (Applied Behavior Analysis – ABA), hệ thống giao tiếp qua tranh ảnh (Picture Exchange Communication Syste – PECS)…

7.3. Các tiếp cận dinh dưỡng

Một số liệu pháp dinh dưỡng được phát triển bởi các nhà trị liệu tin cậy. Tuy nhiên, nhiều phương pháp điều trị chưa được chứng minh về mặt khoa học. Vì thế trước khi lựa chọn nó, cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

7.4. Dùng thuốc

Không có thuốc nào có thể chữa được RLPTK hoặc thậm chí là điều trị các triệu chứng cốt lõi. Nhưng có một số loại thuốc có thể giúp ích đối với những triệu chứng có liên quan đến tự kỷ: cáu gắt, gây hấn, những vấn đề về chú ý, kích động, lo âu và trầm cảm. Tuy nhiên, cần lưu ý là nên hỏi ý kiến bác sĩ, không nên sử dụng thuốc bừa bãi vì có thể gây hại cho trẻ.

7.5. Các phương pháp bổ sung và thay thế

Để giảm triệu chứng của RLPTK, cha mẹ và người chăm sóc còn sử dụng các phương pháp như ăn kiêng, chelation – loại bỏ kim loại nặng (ví dụ như chì) ra khỏi cơ thể, sinh học… ngoài những gì đã được bác sĩ đề nghị. Những phương pháp này đang gây nhiều tranh cãi, nghiên cứu cho thấy có đến 1/3 cha mẹ có thể đã sử dụng phương pháp bổ sung và thay thế bằng thuốc, 10% có thể đã sử dụng phương pháp điều trị nguy hiểm./.

8. Rối loạn phổ tự kỷ có chữa được không?

Không có cách chữa trị chứng rối loạn phổ tự kỷ. Cũng không có phương pháp điều trị chung nào phù hợp cho tất cả mọi người. Mục tiêu của việc điều trị là cải thiện khả năng giao tiếp, hoạt động của trẻ bằng cách giảm các triệu chứng rối loạn phổ tự kỷ, hỗ trợ sự phát triển và học tập. Can thiệp sớm trong những năm đầu đời có thể giúp trẻ học được các kỹ năng xã hội, giao tiếp và cải thiện hành vi của bản thân.

9. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ thường có một số dấu hiệu chậm phát triển trước 2 tuổi. Nếu phụ huynh lo lắng về sự phát triển của con mình hoặc nghi ngờ trẻ có thể mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ, hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra, tìm nguyên nhân và điều trị sớm. Bởi các triệu chứng liên quan đến rối loạn phổ tự kỷ có thể liên quan đến những rối loạn phát triển khác.

Các dấu hiệu rối loạn phổ tự kỷ thường xuất hiện sớm, biểu hiện qua sự chậm chạp về kỹ năng ngôn ngữ và tương tác xã hội. Bác sĩ sẽ đề nghị làm các kiểm tra để xác định xem trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ hay không. Các kiểm tra gồm:

  • Trẻ không phản hồi lại biểu cảm vui vẻ khi được 6 tháng tuổi.
  • Trẻ không bắt chước âm thanh hoặc nét mặt của người thân khi được 9 tháng tuổi.
  • Trẻ không bập bẹ hoặc nói chuyện khi được 12 tháng tuổi.
  • Trẻ không có các cử chỉ, chẳng hạn như chỉ trỏ hoặc vẫy tay khi được 14 tháng.
  • Trẻ không nói được một từ nào khi được 16 tháng tuổi.
  • Trẻ không bắt chước hành động của người lớn khi được 18 tháng tuổi.
  • Trẻ không nói được cụm từ nào khi được 24 tháng tuổi.
  • Trẻ mất kỹ năng ngôn ngữ hoặc kỹ năng xã hội ở mọi lứa tuổi.

Các dấu hiệu rối loạn phổ tự kỷ thường xuất hiện sớm, biểu hiện qua sự chậm chạp về kỹ năng ngôn ngữ và tương tác xã hội

10. Phòng ngừa rối loạn rối loạn phổ tự kỷ

Không có cách nào để ngừa chứng rối loạn phổ tự kỷ. Tuy nhiên, vẫn có thể điều trị các triệu chứng của bệnh. Chẩn đoán và can thiệp sớm là biện pháp hữu hiệu để cải thiện hành vi, kỹ năng và phát triển ngôn ngữ.

Phụ huynh có con mắc rối loạn phổ tự kỷ nên

  • Tìm hiểu thông tin về chứng rối loạn phổ tự kỷ.
  • Cung cấp cho bác sĩ những thông tin và thói quen của con.
  • Kết nối với các bậc phụ huynh khác cũng có con mắc bệnh rối loạn phổ tự kỷ để chia sẻ kinh nghiệm.
  • Tìm kiếm sự trợ giúp từ bác sĩ.
  • Dành thời gian cho con.

11. Phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ

11.1. Nguyên tắc

  • Phát hiện sớm và can thiệp sớm tự kỷ
  • Can thiệp phải toàn diện và phù hợp với mức độ bệnh

11.2. Can thiệp nội trú

Bao gồm 09 liệu trình/1 đợt can thiệp:

  • Điều hòa cảm giác trong can thiệp nhóm cho trẻ tự kỷ
  • Trị liệu ngôn ngữ dạy trẻ tự kỷ
  • Chơi trị liệu nhóm cho trẻ tự kỷ
  • Thể dục và âm nhạc trị liệu cho trẻ tự kỷ
  • Dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ (ăn, mặc, vệ sinh)
  • Dạy vận động tinh trong can thiệp nhóm trẻ tự kỷ
  • Dạy vận động thô trong can thiệp nhóm trẻ tự kỷ
  • Dạy trẻ tự kỷ giao tiếp bằng trao đổi tranh (PECS) bước 1
  • Dạy trẻ tự kỷ giao tiếp bằng trao đổi tranh (PECS) bước 2.

Mỗi đợt can thiệp kéo dài 4 tuần.

Các chương trình dạy: Chương trình 1A, 1B, 2A tương ứng với các mức độ giao tiếp của trẻ.

11.3. Can thiệp ngoại trú

Hướng dẫn cho cha mẹ can thiệp sớm cho trẻ tại nhà:

  • Chơi và dạy trẻ mọi lúc mọi nơi, ít nhất 3 giờ/ ngày;
  • Đi lớp, hạn chế xem ti vi;
  • Gọi tên, nhìn mắt, nhìn theo tay chỉ, gây sự chú ý của trẻ, tạo nhu cầu cho trẻ;
  • Dạy trẻ chỉ ngón trỏ vào bộ phận cơ thể, đồ vật, tranh ảnh;
  • Dạy cử chỉ giao tiếp: chào, ạ, xin, bye, bắt tay, hoan hô…
  • Dạy cách chơi đồ chơi và chơi với người khác: chi chành, ú òa, kiến bò…
  • Bắt chước các động tác miệng, nét mặt, tiếng kêu con vật, đồ vật, từ đơn giản;
  • Nói ngắn, rõ, nhấn mạnh từ chính kèm theo cử chỉ, điệu bộ, tranh ảnh, đồ vật;
  • Sai việc đơn giản, thực hiện mệnh lệnh.
  • Vận động tinh: xếp, ghép, xâu, cắm, xé, cắt dán…
  • Vận động thô: đi bộ, bò, lăn, nhảy, trượt, thể dục, xe đạp, lăn bóng…
  • Kích thích cảm giác khác nhau vào da, cơ, khớp: matxa, chải, xoa bóp, ép khớp
  • Tự tập xúc ăn, cầm cốc, đi vệ sinh, đi dép …
  • Khuyến khích trẻ cùng chơi với trẻ khác;
  • Dứt khoát hành vi sai, lờ đi khi trẻ ăn vạ;
  • Luôn khuyến khích động viên, khen ngợi trẻ với những tiến bộ dù nhỏ nhất.

Lớp can thiệp trẻ tự kỷ - Trẻ đặc biệt Mion Kids là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực can thiệp trẻ đặc biệt đáng tin cậy bậc nhất tại Việt Nam. Nơi đây tập hợp nhiều chuyên gia can thiệp, chuyên gia tâm lý, chuyên gia giáo dục đặc biệt đầu ngành, trình độ chuyên môn cao và luôn tận tâm, có trách nhiệm. Có thể phát hiện và đưa ra các tư vấn, phương pháp can thiệp kịp thời, giúp trẻ nâng cao các kỹ năng cần thiết để hòa nhập tốt với xã hội. Mion Kids luôn lấy trẻ nhỏ làm trung tâm và tất cả các hoạt động, phương pháp được đề ra đều hướng đến việc giúp trẻ cải thiện các kỹ năng, nâng cao chất lượng đời sống.