Tư vấn miễn phí
Giờ làm việc

7:30 AM - 20:30 PM

Hotline tư vấn

0962 678 090

Cần một chính sách tầm quốc gia để hỗ trợ  trẻ tự kỷ

Theo GS.TS Nguyễn Thanh Liêm, nguyên Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, tự kỷ là một hội chứng nan giải và chưa có phương pháp nào điều trị hiệu quả. Với tỉ lệ khoảng gần 1% trẻ em mắc tự kỷ, việc giáo dục, hỗ trợ trẻ tự kỷ phải được giải quyết bằng một chính sách ở tầm quốc gia, không thể giải quyết bằng những cố gắng nhỏ lẻ của một số tổ chức hay một số nhóm người có tâm huyết. So với các nước phát triển, trẻ em tự kỷ ở Việt Nam còn nhiều thiệt thòi. Để giúp trẻ tự kỷ hoà nhập, sống độc lập được đòi hỏi sự cố gắng lớn của phụ huynh, cộng đồng xã hội và đặc biệt là sự hỗ trợ từ phía Nhà nước thông qua hệ thống cơ chế chính sách.

Cần một chính sách tầm quốc gia để hỗ trợ  trẻ tự kỷ

PGS.TS Nguyễn Hồi Loan, Chủ nhiệm Bộ môn Công tác xã hội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng nhấn mạnh, ngoài sự nỗ lực của bố mẹ, gia đình, trẻ tự kỷ tại Việt Nam cần được hưởng thụ từ các chương trình chăm sóc miễn phí dành riêng cho trẻ khuyết tật hoặc các trang thiết bị phục hồi chức năng nếu gia đình trẻ không có điều kiện về tài chính để chi trả cho những dịch vụ này theo QĐ số 1929 của TTg, 11/2020; thực hiện hỗ trợ chuyên nghiệp hoặc theo dõi về tình trạng tâm lý xã hội của gia đình trẻ cũng phải được thực hiện để lường trước được các mối nguy hiểm mới đối với trẻ, động viên gia đình trẻ vượt qua những khó khăn và áp lực của việc chăm sóc trẻ. Cùng với đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập các nhóm tình nguyện, hỗ trợ các gia đình có trẻ tự kỷ, giúp cha mẹ trẻ cảm thấy bớt đơn độc và có cơ hội để chia sẻ kinh nghiệm của mình, thành lập nhóm gia đình có con mắc bệnh tự kỷ.

Bà Trần Thị Lan, Phó Trưởng Phòng Công tác xã hội, Cục Bảo trợ xã hội, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho biết: Chính sách hỗ trợ trẻ tự kỷ sẽ tập trung vào một số giải pháp trọng tâm như hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về trợ giúp xã hội, phục hồi chức năng đối với người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí. Đồng thời, quan tâm thực hiện dịch vụ phát hiện sớm trẻ em tự kỷ, phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ phát hiện sớm, điều trị, trị liệu và phục hồi chức năng đối với trẻ em tự kỷ; hoàn thiện chính sách về giáo dục đối với trẻ em tự kỷ; nghiên cứu biên soạn tài liệu số tay hỗ trợ cho các gia đình có trẻ em tự kỷ; cung cấp dịch vụ công tác xã hội trong lĩnh vực giáo dục; xem xét đưa nội dung giáo dục hòa nhập vào các chương trình đào tạo giáo viên đối với các trường đại học, cao đẳng có đào tạo ngành sư phạm.

  • home.share: