Tư vấn miễn phí
Giờ làm việc

7:30 AM - 20:30 PM

Hotline tư vấn

0962 678 090

Chất lượng cơ sở can thiệp tự kỷ đang có dấu hiệu bị thả nổi

Bà Trần Thị Hoa Mai, Phó Chủ tịch Mạng lưới tự kỷ Việt Nam cho rằng, do thiếu thông tin và công cụ mang tính khoa học, phần lớn trẻ tự kỷ ở Việt Nam đã không được chẩn đoán sớm bằng các công cụ sàng lọc. Chỉ đến khi những triệu chứng quá rõ ràng mới được đưa đến các cơ sở y tế.

Và phải mất thêm một thời gian để cha mẹ cân bằng tâm lý, vượt qua cú sốc chẩn đoán, trẻ mới bắt đầu được xem xét đến việc can thiệp. Hệ quả là nhiều trẻ bị bỏ lỡ mất cơ hội được can thiệp ở giai đoạn vàng, thời điểm vàng.  Hiện nay, việc can thiệp cho trẻ tự kỷ có sự tham gia của cả các cơ sở công lập và tư nhân, nhưng luôn luôn là dịch vụ có trả phí.

Chất lượng cơ sở can thiệp tự kỷ đang có dấu hiệu bị thả nổi

Điều đáng lo ngại là có những cơ sở đang sử dụng các can thiệp chưa có đủ bằng chứng khoa học như ô xy cao áp, châm cứu, vận động làm xiếc, thậm chí những can thiệp chưa đủ bằng chứng khoa học này được thực hiện ở các cơ sở y tế công lập. Nhiều trẻ tự kỷ đã trở thành nạn nhân của các trị liệu phi khoa học, có xu hướng bạo lực, có những vụ việc trẻ mất đi mạng sống, nghi vấn do những can thiệp và chăm sóc không phù hợp. Điều này cho thấy, chất lượng các cơ sở can thiệp tự kỷ hiện nay đang có dấu hiệu bị thả nổi, chưa đảm bảo các tiêu chuẩn chuyên môn và thiếu sự giám sát quản lý của pháp luật.

Từ thực tế trên, Phó Chủ tịch mạng lưới tự kỷ Việt Nam cho rằng, việc cần làm hiện nay là có sự công bố chính thức các biện pháp can thiệp có căn cứ khoa học trên cổng thông tin điện tử của các bộ, ngành về y tế, giáo dục, chăm sóc sức khỏe và bảo vệ trẻ em để giúp phụ huynh không bị lạc vào "mê hồn trận". Ban hành tiêu chuẩn hoạt động của các cơ sở cung cấp dịch vụ can thiệp trẻ có rối loạn phổ tự kỷ.

Các cơ sở cần phải có đầy đủ năng lực chuyên môn, đáp ứng các nguyên tắc đạo đức mới được phép hoạt động. Điều này sẽ ngăn ngừa việc trẻ em tự kỷ trở thành nạn nhân của các can thiệp phi khoa học, hay vật thí nghiệm của các cá nhân ảo tưởng, không đủ kiến thức vẫn tham gia làm can thiệp.Bên cạnh đó, cũng cần bổ sung dạng khuyết tật phát triển trong Luật Người khuyết tật.

Hiện tại, tự kỷ đang được xếp trong dạng Khuyết tật khác, dẫn đến những khó khăn đặc thù của tự kỷ không được hiểu đúng, khó phân hạng, khó có những hỗ trợ đúng cách và phù hợp với tự kỷ.

Đồng thời, sớm thiết lập các mô hình giáo dục hòa nhập hiệu quả cho trẻ tự kỷ. Thực tế cho thấy, hiện nay trẻ em tự kỷ vẫn được học hòa nhập phổ thông, nhưng chưa có đủ các giáo viên giáo dục đặc biệt hỗ trợ nên vẫn gặp khó khăn rất lớn. Các hỗ trợ về hướng nghiệp, hòa nhập cộng đồng cũng đang rất hạn chế trong khi đó tại các quốc gia phát triển đều xác định rõ tự kỷ là một dạng khuyết tật và người tự kỷ là đối tượng của chính sách xã hội. Trẻ tự kỷ được hưởng sự trợ giúp đặc biệt tuỳ theo mức độ khuyết tật cho đến hết lớp 9, từ sau đó, trẻ có thể học tiếp lên theo khả năng hoặc tìm kiếm việc làm từ những doanh nghiệp xã hội…

  • home.share: